Thế giới

Sự phục hồi ở Trung Quốc đẩy giá bán buôn toàn cầu tăng

Phùng Mỹ Thứ Hai | 22/03/2021 17:29

Giá hàng hóa giao dịch của các công ty đang tăng lên, trong đó giá ở Mỹ, Pháp, Đức và Nga đứng đầu mức trước đại dịch. Ảnh: Reuters.

Theo Nikkei Asian Review, giá bán buôn đang tăng từ 1% đến 4% trong suốt tháng 1 so với mùa thu năm ngoái trên khắp thế giới.
Giá hàng hóa giao dịch của các công ty đang tăng lên, trong đó giá ở Mỹ, Pháp, Đức và Nga đứng đầu mức trước đại dịch. Ảnh: Reuters.

Giá bán buôn lên cao

Giá dầu thô và kim loại tăng cao đã dẫn đến giá các sản phẩm có nguồn gốc từ hóa chất và thép có giá cao hơn. Sự phục hồi kinh tế ở Trung Quốc và Mỹ, cũng như sự gián đoạn giao thông hàng hải, đã đẩy giá bán buôn lên cao.

Nhìn vào giá hàng hóa doanh nghiệp hoặc chỉ số giá sản xuất hiện tại ở các nền kinh tế như Nhật Bản, Mỹ và các nước ở châu Âu, con số đã tăng khoảng 1% ở Nhật Bản và Anh, 2% ở Mỹ và Đức, khoảng 3% ở Nga. Và khoảng 4% ở Pháp, kể từ mùa thu năm ngoái.

Chỉ số giá hàng hóa doanh nghiệp ở Mỹ, Đức, Nga và Pháp đã vượt mức được ghi nhận vào, trước khi đại dịch xảy ra tháng 1.2020.

Giá dầu tăng là yếu tố hàng đầu đẩy các chỉ số này đi lên. Việc triển khai vaccine COVID-19 và các gói kích thích kinh tế ở nhiều quốc gia khác nhau đã làm tăng kỳ vọng về sự phục hồi nhu cầu dầu mỏ.

Chỉ số giá hàng hóa doanh nghiệp. Ảnh: Nikkei Research.
Chỉ số giá hàng hóa doanh nghiệp. Ảnh: Nikkei Research.

Trong khi đó, các nước sản xuất dầu hàng đầu vẫn tiếp tục phối hợp cắt giảm sản lượng. Các nhà đầu tư cũng đặt cược vào thị trường hàng hóa trong bối cảnh nhiều ngân hàng trung ương nới lỏng chính sách tiền tệ. Giá dầu thô kỳ hạn của New York hiện vào khoảng 60 USD / thùng, cao hơn so với hồi tháng 1.2020, ngay trước khi đại dịch bùng phát trên toàn thế giới.

Giá dầu tăng mạnh cũng tràn sang lĩnh vực hóa dầu và các nguyên liệu khác.

Ông Monish Patolawala - Giám đốc tài chính của tập đoàn khoa học và đổi mới 3M cho biết: “giá cả sẽ tăng lên hàng năm sẽ ảnh hưởng đến lạm phát. Điều này cho thấy khả năng công ty sẽ tăng giá sản phẩm của mình”.

Theo Wolf Research, giá các sản phẩm 3M đã bắt đầu tăng ở châu Âu, Trung Đông và châu Á.

Một đợt rét đậm rét hại ập đến bang Texas của Mỹ vào giữa tháng 2.2021 đã làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu hụt nguồn cung.

Vào tháng 3, chỉ số giá phải trả của Ngân hàng Dự trữ Liên bang Philadelphia đã tăng mạnh từ mức 54,4% trong tháng trước lên 75,9%. Đây là mức cao nhất kể từ tháng 3.1980.

Chỉ số giá sản xuất phải trả. Ảnh: Ngân hàng Dự trữ Liên bang Philadelphia.
Chỉ số giá sản xuất phải trả. Ảnh: Ngân hàng Dự trữ Liên bang Philadelphia.

Nền kinh tế Trung Quốc phục hồi

Nhà kinh tế trưởng Yoshimasa Maruyama của SMBC Nikko Securities cho biết, "Tình trạng mất điện ở Texas gây ra bởi đợt lạnh đã khiến các nhà máy bán dẫn, nhà máy lọc dầu và nhà máy hóa dầu phải ngừng hoạt động, càng làm giảm nguồn cung nguyên liệu".

Mặt khác, khi nền kinh tế Trung Quốc phục hồi, giá giao dịch polymer nhiệt dẻo được sử dụng trong nhiều ứng dụng, bao gồm bao bì, dệt may và phụ tùng ô tô ở châu Á đã tăng hơn 10% so với đầu năm. Điều này đã dẫn đến sự thiếu hụt nhựa ở châu Âu.

Theo IHS Markit, tỉ lệ dự trữ của chỉ số thành phẩm so với chỉ số đơn đặt hàng mới đang ở mức thấp nhất trong 1 thập kỷ.

Tỉ lệ dự trữ chỉ số thành phẩm và chỉ số đơn đặt hàng mới. Ảnh: IHS Markit.
Tỉ lệ dự trữ chỉ số thành phẩm và chỉ số đơn đặt hàng mới. Ảnh: IHS Markit.

Trong khi đó, giá đồng quốc tế đang ở mức cao nhất trong khoảng 9,5 năm. Và giá rhodi, được sử dụng làm chất xúc tác để lọc khí thải ô tô, đã đạt mức cao kỷ lục. Giá quặng sắt cũng tăng do Trung Quốc tăng mua mặt hàng này.

Điều tồi tệ nhất của nỗi đau kinh tế do virus gây ra có thể đã qua đi khi chương trình tiêm chủng được triển khai ở nhiều quốc gia. Ảnh: Reuters.
Điều tồi tệ nhất của nỗi đau kinh tế do virus gây ra có thể đã qua đi khi chương trình tiêm chủng được triển khai ở nhiều quốc gia. Ảnh: Reuters.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) ở Mỹ đã cao hơn 1% trong vài tháng trong năm nay so với cùng kỳ năm 2020. Mặt khác, CPI của Nhật (không bao gồm thực phẩm tươi sống) đã giảm trong 6 tháng liên tiếp tính đến tháng 1.2021 so với cùng kỳ năm ngoái. Nếu giá nguyên vật liệu tăng cao đến sản phẩm cuối cùng, nó có thể làm giảm tiêu thụ.

Các hộ gia đình ở các nước phát triển đã tăng cường tiết kiệm kể từ khi đại dịch bùng phát. Với việc các nước thực hiện các biện pháp kích thích kinh tế, bao gồm gói 1.900 tỉ USD của chính quyền Biden ở Mỹ, tiêu dùng có thể tăng đáng kể trong thời gian tới.

Nếu điều này thúc đẩy lạm phát, lãi suất dài hạn có thể tăng hơn nữa. Nhà kinh tế tại Viện Nghiên cứu NLI Takeshi Ueno cho biết: "Có một rủi ro là thị trường tài chính sẽ bị xáo trộn bởi lạm phát cao hơn dự kiến".

Có thể bạn quan tâm:

► Giao dịch thương mại và thanh toán tiền lương đang bị tê liệt ở Myanmar


Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày