Kinh Doanh

Startup là gì? Những startup thành công nhất thế giới

Trang Lê Thứ Tư | 02/10/2019 17:22

Nguồn ảnh: BBVA

Những năm gần đây, cụm từ startup được sử dụng khá phổ biến, đặc biệt với những doanh nghiệp mới thành lập. Vậy Startup là gì?
Nguồn ảnh: BBVA

Tìm hiểu khái niệm startup là gì?

Do là một khái niệm mới nên có rất nhiều quan niệm khác nhau về startup. Và startup là gì vẫn là vấn đề nhiều người băn khoăn.

Theo Investopedia, startup là công ty đang ở trong giai đoạn đầu của quá trình hoạt động. Những công ty đang ở trong giai đoạn này thường được cấp vốn bởi chính những người sáng lập viên để phát triển sản phẩm và dịch vụ mà họ tin rằng có nguồn cung. Do nguồn thu hạn hẹp và chi phí cao, hầu hết các startup với quy mô nhỏ thường không ổn định trong dài hạn nếu không có nguồn vốn hỗ trợ từ các quỹ đầu tư.

Nguồn ảnh: vneconomy
Nguồn ảnh: vneconomy

Startup "kỳ lân" là gì?

Trong giới startup (doanh nghiệp khởi nghiệp), khái niệm "kì lân" (Unicorn) dùng để chỉ các startup được định giá từ 1 tỉ USD trở lên. Tại Việt Nam, cách đây 5 năm, Công ty cổ phần VNG đã được định giá 1 tỷ USD từ World Startup Report, trở thành Công ty Internet lớn nhất Việt Nam khi ấy.

Trên thế giới, Mỹ là quốc gia sở hữu nhiều “kì lân công nghệ” nhất trong vòng 15 năm trở lại đây (tính từ thời điểm VNG thành lập) như Facebook, Uber, Instagram, Twitter, WhatsApp, Booking.com.v.v...

Trung Quốc nổi lên là quốc gia thứ hai sở hữu nhiều “kì lân công nghệ” và thậm chí nếu xét về tiêu chí giá trị startup thì Trung Quốc đã vượt Mỹ - với ứng dụng TikTok được định giá còn cao hơn cả Uber hiện tại (hơn 75 tỉ USD).

Theo CB Insights, trên thế giới hiện có 326 startup "kỳ lân", trong đó 7 công ty dẫn đầu - gồm Uber, WeWork, Airbnb, ByteDance, chiếm tới gần 30% tổng giá trị.

Số lượng các startup được định giá trên 1 tỷ USD tăng nhanh thời gian gần đây. Kể từ năm 2018 đến nay, có khoảng 119 startup trên thế giới gia nhập hàng ngũ "kỳ lân".

Công ty có giá trị nhất trong lĩnh vực Phần mềm & Dịch vụ Internet là startup Infor của Mỹ (định giá 10 tỷ USD). Startup chia sẻ chỗ ở Airbnb dẫn đầu lĩnh vực Thương mại điện tử với định giá 29,3 tỷ USD, trong khi đó nền tảng thanh toán Stripe là công ty giá trị nhất lĩnh vực Fintech với 22,5 tỷ USD.

Startup được định giá lớn nhất hiện nay là Toutiao (Bytedance) của Trung Quốc với 75 tỷ USD. Tiếp theo là Uber (72 tỷ USD) và Didi Chuxing (56 tỷ USD).

Những startup thành công nhất trên thế giới

Tạp chí Wall Street Journal và tổ chức theo dõi thị trường Dow Jones Venture Source vừa đưa ra danh sách các doanh nghiệp khởi nghiệp (start-up) đình đám nhất thế giới. Đây đều là những công ty tư nhân được nhiều quỹ đầu tư mạo hiểm nổi tiếng rót vốn trong vài năm qua.

Tính đến thời điểm tháng 10 năm nay, "câu lạc bộ" các startup trị giá tỷ USD đã lên đến 125 thành viên, trong đó Uber có trị giá cao nhất là 51 tỷ USD. Trong khi cùng thời điểm này năm ngoái, hội mới chỉ có 71 thành viên, với startup dẫn đầu Uber mới được định giá 18,2 tỷ USD.

Dưới đây là 5 tên tuổi khởi nghiệp trị giá cao nhất thế giới tính đến thời điểm hiện tại. Ngoài Uber, công ty đứng thứ nhì là hãng điện thoại Trung Quốc Xiaomi cũng có bước phát triển thần tốc, giá trị tăng từ 10 tỷ lên 46 tỷ USD chỉ sau 1 năm.

1- Uber

 

Đứng đầu danh sách này là Uber, hãng chuyên cung cấp dịch vụ xe taxi, đi chung xe. Chính thức ra mắt ứng dụng trên smartphone tháng 6/2009, đến nay Uber đã trị giá tới 51 tỷ USD, với tổng giá trị các vòng gọi vốn là 7,4 tỷ USD. Mới đầu, công ty chỉ cung cấp xe sang trọng, nhưng từ năm 2012 họ mở rộng dịch vụ ra quốc tế, đồng thời cho phép hoạt động rất nhiều loại xe. Do chi phí thấp hơn, giá cước của Uber cũng rẻ hơn nhiều so với taxi truyền thống.

Hiện nay Uber đã có mặt tại 58 nước trên thế giới và trên 300 thành phố. Tuy nhiên, tại rất nhiều nơi đã có các phong trào biểu tình phản đối Uber của các lái xe taxi và công ty taxi vì cho rằng đây là hoạt động kinh doanh không công bằng, không an toàn và bất hợp pháp.

2- Xiaomi

Hãng điện tử Trung Quốc Xiaomi được định giá 46 tỷ USD, chuyên thiết kế, sản xuất và bán điện thoại thông minh, máy tính bảng cùng các ứng dụng trên thiết bị di động. Từ sau sản phẩm đầu tiên ra mắt năm 2011, công ty này đã có những bước phát triển thần kỳ, có thị phần rất lớn trường lớn tại 2 thị trường đông dân nhất hành tinh là Trung Quốc và Ấn Độ, cùng nhiều nước khác như Malaysia, Singapore, Brazil…

Hiện Xiaomi có 8.000 nhân viên, là hãng sản xuất smartphone lớn thứ 3 thế giới, chỉ sau 2 ‘gã khổng lồ’ Samsung và Apple. CEO của họ Lei Jun là người giàu thứ 23 Trung Quốc theo danh sách mới nhất của Forbes. Hôm 8/4/2015, hãng lập kỷ lục Guinness với việc bán tới 2,11 triệu điện thoại chỉ trong vòng 24 giờ qua website trực tuyến.

3- Airbnb

 

Đứng thứ 3 là Airbnb, thành lập năm 2008, hiện đạt trị giá 25,5 tỷ USD. Công ty này có ý tưởng độc đáo về một mạng lưới dịch vụ lưu trú tại nhà riêng của người dân địa phương, bằng cách tạo ra một cộng đồng kết nối người có nhu cầu cho thuê trọ và người đi thuê. Loại hình này khiến cho những khách sạn truyền thống khó có thể cạnh tranh nổi về giá thành, sự linh hoạt cũng như những trải nghiệm văn hóa địa phương.

Sau những bước khởi đầu khá chậm chạp, đến năm 2011 công ty đã nhận được gần 120 triệu USD từ các quỹ đầu tư mạo hiểm, bắt đầu mở nhiều chi nhánh quốc tế tại các thành phố lớn trên thế giới. Hiện tại dịch vụ “ở nhờ” của công ty này có tổng giá trị các vòng gọi vốn lên đến 2,3 tỷ USD. Họ đã hiện diện tại 34.000 thành phố, ở 190 quốc gia. Giống như Uber, Airbnb cũng đang bị ngăn cản bởi nhiều nhà làm luật tại nhiều nơi, vì nó đi ngược hoàn toàn với các mô hình kinh doanh truyền thống.

4- Palantir

Palantir Technologies hiện được định giá 20 tỷ USD, bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 2004, chuyên cung cấp phần mềm, công nghệ và dịch vụ phân tích dữ liệu bí mật từ đầu vào là những lượng dữ liệu khổng lồ. Họ có 2 sản phẩm chính: “Palantir Gotham” dành cho các nhà phân tích chống khủng bố của cơ quan tình báo, các nhà điều tra gian lận, các tổ chức chống tội phạm trên mạng internet; còn “Palantir Metropolis” được các quỹ đầu cơ và các dịch vụ tài chính doanh nghiệp sử dụng.

Công ty này hướng đến khách hàng là các cơ quan chính phủ như Bộ quốc phòng Mỹ, Bộ an ninh nội địa, CIA hay FBI, sử dụng những công nghệ mới nhất giúp các đơn vị hành pháp xử lý thông tin tốt hơn, giúp chính phủ đảm bảo an ninh nhưng vẫn tôn trọng sự riêng tư của người dân.

5- Snapchat

Ứng dụng tin nhắn chia sẻ video tự hủy Snapchat phát hành lần đầu năm 2011 ngay lập tức đã tạo nên ‘cơn sốt’ trong giới trẻ Mỹ và sau đó lan ra nhiều nơi trên thế giới vì tính thuận tiện, bảo mật và riêng tư của nó. Tại thời điểm 2014, mỗi ngày trung bình người dùng Snapchat gửi đi tới 700 triệu bức hình và video. Hiện, công ty được định giá 16 tỷ USD, có tổng giá trị các vòng gọi vốn là 1,2 tỷ USD.

Cuối năm 2013, CEO Evan Spiegel từng từ chối lời đề nghị mua lại của Facebook với giá 3 tỷ USD. Sau đó họ bắt đầu chèn quảng cáo trong ứng dụng của mình để tìm kiếm lợi nhuận. Tuy vậy các quảng cáo của Snapchat sẽ không dựa trên sở thích, mối quan tâm của người dùng giống như cách mà Facebook, Google đang làm.

Nguồn Tổng hợp


Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày