Tài Chính

Gọi tên 4 nhóm ngành tiềm năng trong tháng 2/2022

Song Luân Thứ Bảy | 12/02/2022 11:16

Hình ảnh nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán. Ảnh: TL.

Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam công bố Báo cáo chiến lược tháng 2/2022 với 4 nhóm ngành mà nhà đầu tư có thể xem xét.
Hình ảnh nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán. Ảnh: TL.

Các yếu tố vĩ mô tháng 1/2022 cho thấy đà hồi phục kinh tế vẫn duy trì tốt từ quý IV/2021. Điểm tích cực thể hiện ở cầu tiêu dùng tiếp tục tăng khi tổng mức bán lẻ tăng 2,7% so với tháng trước và 1,3% so với cùng kỳ năm trước, số lượng doanh nghiệp thành lập mới cũng như quay trở lại hoat động tăng cao ở tất cả các lĩnh vực. Tình hình đăng ký và giải ngân vốn FDI duy giữ đà hồi phục từ tháng 11/2021 với tốc độ tăng trưởng lần lượt đạt 4,2% và 6,8% so với cùng kỳ tháng 1/2021. 

Hoạt động xuất nhập khẩu và sản xuất công nghiệp có phần chững lại so với tháng trước là do rơi vào dịp Tết Dương lịch và trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, nhưng vẫn duy trì đà tăng trưởng tốt so với cùng kỳ. Những khó khăn liên quan tới tình trạng thiếu lao động đang dần được tháo gỡ sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán. Chi phí vận tải khó có thể giảm trong bối cảnh giá dầu ở mức cao và tình trạng thiếu container rỗng vẫn kéo dài ít nhất tới giữa năm 2022. 

Tổng mức bán lẻ cả nước trong tháng 1/2022 tiếp nối đà hồi phục từ tháng 9, ước đạt 471 nghìn tỷ, tăng 2.7% MoM
Tổng mức bán lẻ cả nước trong tháng 1/2022 tiếp nối đà hồi phục từ tháng 9, ước đạt 471.000 tỉ đồng,  tăng 2,7% so với tháng trước. 

Đối với giá cả nguyên liệu, hàng hóa Yuanta Việt Nam cho rằng khó có thể hạ nhiệt trong thời gian tới khi nhu cầu trong nước cũng như trên thế giới đang cao. Đây sẽ là áp lực lên lạm phát trong nước, tuy nhiên, cho tới tháng 1 tình hình lạm phát vẫn duy trì ổn định khi CPI tăng 1,94% so với cùng kỳ năm trước. “Chúng tôi cho rằng lạm phát cả năm 2022 vẫn nằm trong tầm kiểm soát dưới 4% nhờ các chính sách cung cầu ổn định và hoạt động du lịch, giải trí chưa thể hồi phục nóng”, Yuanta Việt Nam nhận định. 

 

Đối với thị trường chứng khoán Việt Nam, theo nhận định của Yuanta Việt Nam, mức định giá của chỉ số VN-Index có thể sẽ được định giá lại khi thị trường bước vào mùa công bố kết quả kinh doanh quý IV/2021 và cả năm 2021. Đồng thời, Yuanta Việt Nam kỳ vọng các doanh nghiệp niêm yết sẽ công bố về kế hoạch kinh doanh lạc quan trong năm 2022 khi dịch bệnh đang dần được kiểm soát.

Hoạt động sản xuất được khôi phục mạnh trong bối cảnh tiêu dùng toàn cầu gia tăng, cùng với đó là các gói kích thích kinh tế được xem là động lực tăng trưởng chính cho thị trường chứng khoán trong tháng 1/2022. Công ty Chứng khoán này dự báo chỉ số VN-Index có thể sẽ hướng về mức 1.569 điểm. Đồng thời, dòng tiền có thể sẽ chủ yếu hướng vào các nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn. Trong đó, Yuanta Việt Nam đưa ra 4 nhóm ngành mà nhà đầu tư có thể tham khảo. Bao gồm ngân hàng  (TPB, BID, STB, VIB);  bất động sản (KDH, DXG, NLG, HDG, SZC);  sản xuất và phân phối điện (POW, GEG, QTP) và sản xuất thực phẩm (VHC, DBC). 

Có thể bạn quan tâm 

Chân dung cổ phiếu vừa “xông đất” sàn HOSE

VN-Index ở vùng 1.500 điểm, cơ hội đầu tư ở nhóm ngành nào?


Tin nổi bật trong ngày