Thế giới

Nhà phố thương mại mang dấu ấn lịch sử ở Singapore

Bảo Hân Thứ Ba | 17/10/2023 13:08

Những căn nhà phố dọc theo đường Upper Cross ở khu phố Tàu của Singapore. Ảnh: Kathy Anne Lim.

Xuất phát điểm là di tích đô thị, những dãy nhà phố thương mại tại Singapore đã trở thành biểu tượng của cuộc sống thành thị đắt đỏ và sành điệu.
Những căn nhà phố dọc theo đường Upper Cross ở khu phố Tàu của Singapore. Ảnh: Kathy Anne Lim.

Gần một thập kỷ trước, ông Sebestian Soh có ý tưởng mua một căn nhà phố thương mại (shophouse), có 2-3 tầng nằm liền kề, mang nét đặc trưng của Singapore xưa. Gần đây ông đã trở lại Singapore sau khi học đại học ở London, và trong mắt ông, những căn nhà phố thương mại có một điều gì đó kỳ diệu.

Ông Soh nói: “Mọi thứ ở Singapore đều mới lạ, ngoại trừ những căn nhà phố. Theo một cách nào đó chúng như những tác phẩm nghệ thuật, với vẻ ngoài đặc trưng khác nhau. Đây là những không gian không bao giờ tái tạo lại được”.

Vì sẽ đầu tư bằng tiền của gia đình, ông cần sự đồng ý của cha mình, một nhà phát triển bất động sản dày dặn kinh nghiệm. Ở tuổi 34 tuổi, sau khi dành 4 năm nghiên cứu thị trường, người đàn ông 34 tuổi cuối cùng cũng được cha mình cho phép dấn thân vào thị trường năm 2018. Kể từ đó, ông Soh đã nhanh chóng mua liên tiếp 23 căn nhà phố bằng tài sản của gia đình, căn đầu tiên ông mua đã tăng hơn gấp đôi giá trị.

Nhà phố thương mại mang dấu ấn lịch sử

 

Được xây dựng từ năm 1840-1960, những ngôi nhà đầu tiên được trưng dụng bởi các thương gia để làm cửa hàng mặt phố còn gia đình họ thì sinh hoạt ở các tầng trên. Khi làn sóng người nhập cư đổ bộ đến Singapore, các cửa hàng trở nên chật chội và biến thành nơi ở chung.

Cũng như những ngôi nhà đá nâu tại Brooklyn, New York hay từ thời Victoria tại London, với xuất phát điểm là di tích đô thị, những dãy nhà phố thương mại tại Singapore giờ đã trở thành biểu tượng của cuộc sống thành thị đắt đỏ và sành điệu. Với mặt tiền đầy màu sắc, thạch cao trạm trổ công phu và lối đi có mái che, những bất động sản này được các nhà hàng, quán bar và khách sạn cổ điển sành điệu "săn đón".

Nhu cầu cũng đang được thúc đẩy bởi những nỗ lực của Singapore nhằm điều chỉnh chi phí nhà ở. Vào tháng 4, chính quyền nước này đã áp dụng các khoản thuế bổ sung đối với bất động sản thứ 2 của người mua trong nước và bất kỳ ngôi nhà nào đối với người mua nước ngoài, nhằm hạ nhiệt thị trường đang nóng đỏ. 

Giá nhà phố thương mại tại Singapore đã tăng lên mức kỷ lục 5.500 đô la Singapore (4.000 USD) mỗi foot vuông gấp đôi Đại lộ Upper Fifth của Manhattan, con phố mua sắm đắt nhất thế giới vào năm 2022. Doanh số bán shophouse đã tăng 44%, lên 415 triệu đô la Singapore, trong quý II so với cùng kỳ năm ngoái. Trước đó, bà Mary Sai, Giám đốc Điều hành thị trường vốn tại Knight Frank Singapore, dự kiến ​​doanh thu sẽ đạt tới 1,5 tỉ đô la Singapore vào năm 2023.

Cơn sốt shophouse

Trong thương vụ lớn nhất năm nay, một nhà đầu tư Trung Quốc đã trả 80 triệu đô la Singapore cho một dãy 6 căn nhà phố ở Boat Quay, một đoạn đường nổi tiếng với cuộc sống về đêm. Một căn hộ khác nhìn ra sông trong khu vực được bán với giá 30 triệu đô la Singapore (khoảng 22 triệu USD) vào tháng 5. Trong khi đó, ông Soh liên tục nhận được những lời hỏi mua một trong những căn shophouse mà gia đình ông đang sở hữu. Mức giá mà ông đang cho thuê cũng đã tăng gấp 3 lần trong 3 năm qua.

Căn shophouse đầu tiên mà ông Soh mua hiện nay là văn phòng của gia đình ông. Dọc theo Phố Telok Ayer ở Khu Phố Tàu, tòa nhà màu xanh ngọc tô điểm với những dòng chữ thư pháp, nằm cạnh một nhà hàng được trao sao Michelin và cách Thian Hock Keng, ngôi chùa Trung Quốc cổ nhất trên quốc đảo, vài bước chân. “Nhu cầu rất lớn”, ông Soh nói. “Bây giờ chúng tôi không thể mua thêm căn nào nữa”, ông chia sẻ.

Các căn nhà phố dọc theo đường Bukit Pasoh là nơi sinh sống của gần 30 hiệp hội văn hóa và thị tộc Trung Quốc. Ảnh: Bloomberg.
Các căn nhà phố dọc theo đường Bukit Pasoh là nơi sinh sống của gần 30 hiệp hội văn hóa và thị tộc Trung Quốc. Ảnh: Bloomberg.

Việc khôi phục lại một căn nhà phố thương mại thường là một công việc tốn kém và mất thời gian vì độ tuổi của tòa nhà và một mạng lưới các quy tắc bảo tồn nghiêm ngặt. Sau khi Singapore giành được độc lập vào năm 1965, nhiều ngôi làng truyền thống và nhà thấp tầng đã nhường chỗ cho quá trình hiện đại hóa. Nhưng trong những năm 1980 và 1990, quốc đảo trở nên quan tâm hơn đến việc giữ gìn cội nguồn lịch sử của mình và các tòa nhà ở các khu lịch sử như Khu Phố Tàu và Khu Tiểu Ấn Độ đã được đưa vào diện bảo tồn.

Khu phố Joo Chiat, nơi từ lâu đã gắn liền với những quán karaoke đổ nát giờ đây là một trong những quận sôi động và thường được check-in nhiều nhất trên mạng ở Singapore. Vào cuối tuần, không khó để bắt gặp những người trẻ tuổi và khách du lịch dạo quanh những con phố với nhiều cửa hàng bắt mắt để chụp ảnh.

Vào tháng 4, thương hiệu thời trang Coach đã khai trương cửa hàng ý tưởng lớn nhất thế giới trong một căn shophouse 3 tầng tại đây. Nhiều địa điểm ăn uống ngon nhất tại quốc đảo cũng nằm trong các căn nhà phố, bao gồm nhà hàng Zén 3 sao Michelin hay nhà hàng địa phương nổi tiếng Kok Sen. Ông Chew Kok Yong, đồng sáng lập công ty thiết kế Afternaut, cho biết: “Các cửa hàng bán lẻ muốn rời khỏi trung tâm thương mại để chuyển sang shophouse vì ở đó mới có thể tạo ra những trải nghiệm độc đáo”.

Có thể bạn quan tâm: 

Ngành hàng xa xỉ tạm biệt thời huy hoàng

Nguồn Bloomberg


Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày