Thế giới

Tình trạng "lãng phí chất xám" tại phương Tây

Hải Miên Thứ Tư | 24/04/2024 19:00

Bất chấp nhu cầu rộng rãi về lao động nhập cư có tay nghề cao, những người di cư có bằng cấp vẫn thất nghiệp với tỉ lệ gần gấp đôi người bản xứ. Ảnh: Getty Images.

Những người di cư tay nghề cao có thể trở nên thất vọng và rời đi. Trong trường hợp xấu nhất, một số sẽ thất nghiệp và phụ thuộc vào phúc lợi.
Bất chấp nhu cầu rộng rãi về lao động nhập cư có tay nghề cao, những người di cư có bằng cấp vẫn thất nghiệp với tỉ lệ gần gấp đôi người bản xứ. Ảnh: Getty Images.

Cô Livia Umbelino, 32 tuổi, được đào tạo thành nhân viên xã hội ở quê hương Rio de Janeiro, học các phương pháp, kỹ năng và trách nhiệm hỗ trợ và cải thiện cuộc sống của người dân. Nhưng sau khi di cư đến Ireland cách đây 5 năm, cô vẫn không thể làm được công việc mà mình đã được đào tạo vì trình độ chuyên môn không được quan chức địa phương công nhận.

Thay vào đó, cô đã tìm được công việc trợ lý chăm sóc sức khỏe tại các viện dưỡng lão và gần đây đã nhận công việc về các quy trình an toàn và sức khỏe cho công ty sản xuất chip Intel. “Tôi chỉ xem đó là công việc tạm thời”, cô nói. 

Nhiều sinh viên nhập cư tốt nghiệp ở châu Âu khác cũng phải đối mặt với tình trạng giống cô Umbelino, thường được gọi là “lãng phí chất xám”, tức khi người lao động thừa trình độ và kỹ năng cho công việc hiện tại, làm việc ít giờ hơn họ muốn hoặc thậm chí là thất nghiệp.

Một cuộc điều tra chung do Lighthouse Reports dẫn đầu với FT, El País và Unbias the News cho thấy hầu hết các nước châu Âu đang không cung cấp cơ hội việc làm tốt cho những người di cư có trình độ học vấn cao, với chi phí tiềm tàng đáng kể cho lực lượng lao động và nền kinh tế của họ.

Tỉ lệ người lao động cảm thấy dư thừa trình độ chuyên môn so với công việc hiện tại trên khắp Châu Âu. (Xanh: người bản xứ; Tím: người nhập cư)
Tỉ lệ người lao động cảm thấy dư thừa trình độ chuyên môn so với công việc hiện tại trên khắp Châu Âu. (Xanh: người bản xứ; Tím: người nhập cư). Ảnh: FT.

Những phát hiện này, dựa trên dữ liệu từ cuộc khảo sát lực lượng lao động của EU từ năm 2017 đến năm 2022, cho thấy gần một nửa số người di cư có bằng cấp làm việc ở những vị trí mà họ dư thừa kỹ năng, trong khi tỉ lệ này ở người bản xứ là chưa đến 1/3. Bất chấp nhu cầu rộng rãi về lao động nhập cư có tay nghề cao, những người di cư có bằng cấp vẫn thất nghiệp với tỉ lệ gần gấp đôi người bản xứ.

Cuộc điều tra cho thấy trung bình, sinh viên tốt nghiệp nhập cư châu Âu kiếm được ít hơn 2.000 euro mỗi năm so với sinh viên tốt nghiệp bản xứ có bằng cấp và kỹ năng tương tự. Ngoại trừ các nền kinh tế Anh, Đức và Bắc Âu, những nơi không có dữ liệu mức thu nhập chênh lệch lên tới 10,7 tỉ euro, tương đương 0,12% GDP của tổng các quốc gia trong khu vực.

Ông Friedrich Poeschel, Nhà nghiên cứu cấp cao tại Trung tâm Chính sách Di cư của Viện Đại học châu Âu, cho biết: “Sự lãng phí chất xám của người di cư là một vấn đề thực sự đối với các chính phủ châu Âu”.

“Những người di cư có tay nghề cao có thể áp dụng kỹ năng của họ và xây dựng sự nghiệp hay họ trở nên thất vọng và rời đi. Trong trường hợp xấu nhất, một số người sẽ thất nghiệp dài hạn và phụ thuộc vào phúc lợi. Điều mà các nhà hoạch định chính sách mong muốn là người di cư lấp đầy các vị trí bị thiếu hụt chứ không phải tăng thêm gánh nặng", ông nói thêm.

Ở Ireland, nơi gần 2/3 số trường trung học được Hiệp hội Giáo viên Ireland khảo sát đều còn vị trí trống, giáo viên có trình độ từ nước ngoài phải đối mặt với con đường đến lớp khó khăn hơn nhiều so với người bản xứ có bằng cấp tương đương. Tỉ lệ tầng lớp người di cư có trình độ dư thừa so với vị trí họ đang làm việc cao gấp ba lần người bản xứ, trong khi khả năng để họ được làm trong lĩnh vực giảng dạy lại thấp gấp 5 lần.

 

Trở lại với vấn đề lãng phí chất xám, di cư được cho là nguyên nhân chính của tình trạng này. Cuộc điều tra cho thấy những người xin nhập cư gặp phải mức độ lãng phí chất xám cao hơn nhiều so với những người nhập cư có trình độ đại học trung bình.

Đây là một thách thức đặc biệt đối với các quốc gia phải gánh chịu gánh nặng từ lượng người tị nạn ngày càng tăng ở lục địa, như Thụy Điển. Tổng số người tị nạn của đất nước đã tăng gần gấp đôi trong 10 năm qua và vào năm 2022, trên mỗi 10.000 người sinh sống tại nước này thì có 265 người tị nạn, so với mức trung bình của EU là 150 người. Tuy nhiên thì những người di cư (có trình độ đại học) vẫn có nguy cơ thất nghiệp cao gấp ba lần nếu họ nhập cư không phải vì lý do kinh tế mà vì lý do nhân đạo.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thách thức này trên khắp châu Âu. Nhiều quốc gia chỉ cho phép người tị nạn xin việc sau vài tháng nhập cư, một số quốc gia còn lại thì có thời gian xét duyệt hồ sơ nhập cư lâu hơn, đồng nghĩa thời gian tham gia thị trường lao động của những người này bị kéo dài. Việc cung cấp bằng chứng về bằng cấp và chứng chỉ cũng khó khăn hơn đối với những người đã rời khỏi quê hương, nơi các tổ chức có thể không còn hoạt động.

Khi động cơ chính của người di cư là sự an toàn và an ninh, họ khó có thể đáp ứng được những kỹ năng cần cho việc chuyển giao cho nước sở tại, đặc biệt là ngôn ngữ.

Kỹ năng ngôn ngữ kém của nước sở tại có một nhược điểm kép: ngoài việc hạn chế cơ hội việc làm, nó còn làm giảm cơ hội xây dựng các mối liên hệ có lợi với người bản xứ. Ở Thụy Điển, những người di cư có trình độ đại học có nguy cơ thất nghiệp cao gấp ba lần nếu họ có kỹ năng ngôn ngữ Thụy Điển kém so với những người ngược lại.

Có thể bạn quan tâm: 

Nhật Bản chậm chân trong việc thúc đẩy doanh nghiệp SME


Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày