YouTube cấm RT và các kênh của Nga nhận tiền quảng cáo
YouTube cho biết họ đang "tạm dừng việc kiếm tiền trên YouTube của nhiều kênh, bao gồm một số kênh của Nga có liên quan đến các lệnh trừng phạt gần đây. Ảnh: TL.
Meta đang tạo một 'bot xây dựng' bằng AI cho Metaverse. Theo Reuters, ngày 27/2, lấy lý do "các trường hợp bất thường", YouTube cho biết họ đang "tạm dừng việc kiếm tiền trên YouTube của nhiều kênh, bao gồm một số kênh của Nga có liên quan đến các lệnh trừng phạt gần đây". YouTube nắm phần lớn quyền kiểm soát vị trí đặt quảng cáo trên video thuộc nền tảng của họ. Facebook đã thực hiện động thái tương tự trước đó.
Trước đó, ngày 25/2, Meta Platforms, chủ sở hữu của Facebook - đã cấm truyền thông nhà nước Nga chạy quảng cáo hoặc tạo doanh thu từ quảng cáo trên các dịch vụ của mình ở bất kỳ đâu trên thế giới.
Cụ thể, ngày 23/2, liên minh châu Âu (EU) đã công bố các biện pháp trừng phạt đối với các cá nhân bao gồm tổng biên tập RT Margarita Simonyan. EU xem bà Simonyan là "nhân vật trung tâm" của hoạt động tuyên truyền của Nga.
YouTube đã cấm Hãng tin RT và các kênh khác của Nga nhận tiền cho các quảng cáo chạy trên video. Ảnh: DW |
Ông Farshad Shadloo, người phát ngôn của YouTube cho biết, các video từ các kênh bị giới hạn cũng sẽ ít xuất hiện hơn trong các đề xuất cho người xem. Cũng theo ông Shadloo, RT và một số kênh khác sẽ không thể truy cập được ở Ukraine nữa do yêu cầu của Chính phủ Ukraine.
Bộ trưởng Bộ Chuyển đổi kỹ thuật số Ukraine Mykhailo Fedorov trước đó thông báo rằng ông đã liên hệ với YouTube "để chặn các kênh tuyên truyền của Nga - chẳng hạn như Russia 24, TASS, RIA Novosti". RT và bà Simonyan hiện chưa lên tiếng về thông tin trên. YouTube từ chối nêu tên các kênh khác mà họ đã hạn chế.
Trong nhiều năm, giới chính trị gia và một số người dùng đã kêu gọi YouTube có hành động rõ rệt hơn đối với các kênh có quan hệ với Chính phủ Nga, vì lo ngại những kênh này phát tán thông tin sai lệch.
Nhiều người cho rằng YouTube không nên để những kênh như vậy kiếm lợi nhuận trên nền tảng của mình. Theo hãng nghiên cứu kỹ thuật số Omelas, Nga ước tính đã nhận được khoảng 7 - 32 triệu USD trong khoảng thời gian 2 năm, tính đến tháng 12/2018, từ các quảng cáo trên 26 kênh YouTube mà quốc gia này chống lưng.
Có thể bạn quan tâm:
Meta đang tạo một 'bot xây dựng' bằng AI cho Metaverse
Theo dõi Nhịp Cầu Đầu Tư