Lễ vinh danh 50 Doanh nghiệp Phát triển bền vững tiêu biểu 2024
Lễ vinh danh TOP50 CSA và Hội nghị thượng đỉnh 3P Green Impact do Tạp chí Nhịp Cầu Đầu Tư tổ chức.
Ngày 2/8/2024, Tạp chí Nhịp Cầu Đầu Tư đã tổ chức thành công Lễ vinh danh 50 Doanh nghiệp phát triển bền vững tiêu biểu 2024.Ngày 2/8/2024, tại Hội trường Thống Nhất, Chương trình Bình chọn TOP50 Doanh nghiệp Phát triển Bền vững tiêu biểu 2024 do Tạp chí Nhịp Cầu Đầu Tư tổ chức đã diễn ra năm thứ 3 liên tiếp. Với sự đồng hành của Hội đồng Thẩm định đến từ Ngân hàng HSBC, Công ty PwC Việt Nam, Công ty Schneider Electric Việt Nam, Công ty Talentnet, Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế tuần hoàn (Đại học Quốc gia TP.HCM), Công ty Quản lý Quỹ Mekong Capital.
Chương trình bình chọn này nhằm thiết lập dữ liệu về phát triển bền vững, giúp Chính phủ, các tổ chức xã hội liên quan đưa ra các chính sách bám sát thực tế hỗ trợ doanh nghiệp phát triển bền vững, qua đó, đi cùng một Việt Nam thực hiện các cam kết về Mục tiêu tại Hội nghị COP26 về việc giảm phát thải ròng về 0 vào năm 2050; khẳng định sẽ tiếp tục triển khai các hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu, đặc biệt trong việc phát triển năng lượng sạch, hạ tầng cơ sở bền vững, quản lý nguồn nước thông minh và tài nguyên trong hệ sinh thái.
Với 14 hạng mục bình chọn dựa trên 3 trụ cột ESG (Môi trường – Xã hội – Quản trị), Chương trình ghi nhận và tôn vinh các doanh nghiệp, trong cả 3 khối FDI, niêm yết và chưa niêm yết, đã góp phần vào việc phát triển bền vững, thân thiện với môi trường và công bằng xã hội.
Ông Đỗ Nhật Thanh, Phó Tổng Biên tập Tạp chí Nhịp Cầu Đầu Tư, phát biểu khai mạc sự kiện. |
“Chúng tôi xác định việc thực hành các mục tiêu phát triển bền vững sẽ giúp các doanh nghiệp tiếp tục tăng trưởng cao”, ông Đỗ Nhật Thanh, Phó Tổng Biên tập Tạp chí Nhịp Cầu Đầu Tư, cho biết. “Đầu tư cho phát triển bền vững với ba trụ cột 3P là Con người – Hành tinh – Lợi nhuận là cơ hội để thể hiện tầm nhìn và sứ mệnh của doanh nghiệp trên các vấn đề tồn đọng trong cộng đồng. Nền tảng này đã giúp doanh nghiệp thúc đẩy các phương pháp hoạt động bền vững và từ đó cũng khuyến khích sự đổi mới và hiệu quả vận hành cũng như kinh doanh theo mô hình quốc tế”, ông Thanh chia sẻ.
Chương trình cũng bao gồm các bài thuyết trình và phiên hội thảo xoay quanh chủ đề Con người - Hành tinh - Lợi nhuận, với sự tham gia của lãnh đạo từ các doanh nghiệp đầu ngành. Qua đó, cho thấy cách các doanh nghiệp đang tiếp cận, thực hiện tốt hoạt động sản xuất, kinh doanh bền vững trên các khía cạnh toàn diện: hiệu quả kinh tế - quản trị doanh nghiệp - xã hội - môi trường.
Bài trình bày: Xây dựng doanh nghiệp dựa trên kỹ năng xanh, từ ông Alan Malcolm, Giám đốc Hợp tác Chiến lược của New Venture tại Udemy. |
Phiên thảo luận Con người xanh, với sự tham gia của các đại diện đến từ Udemy, Tập đoàn Masan, PwC Việt Nam, TalentNet và Tiến sĩ Quản trị kinh doanh bền vững - Phạm Việt Anh. |
Phiên thảo luận Con người xanh tạo nên sản phẩm xanh, với sự tham gia của các đại diện đến từ Unilever Việt Nam, Guardian Việt Nam, Nestlé Việt Nam, Viện kinh tế tuần hoàn và Công ty tư vấn CGS. |
Phiên thảo luận Lợi nhuận xanh với sự tham gia của các đại diện đến từ Ngân hàng UOB Việt Nam, Ngân hàng Standard Chartered Việt Nam, Coteccons và RMIT. |
Bài trình bày: Bảo tồn thiên nhiên - nền tảng để phát triển kinh tế xanh, từ Tiến sĩ Hà Thăng Long, Giám đốc Quỹ bảo tồn động thực vật hoang dã Việt Nam (Conservation Vietnam). |
Bài trình bày: Hợp tác là chìa khóa trong chống biến đổi khí hậu, từ ông Tim Evans, CEO HSBC Việt Nam. |
Những chia sẻ, giải pháp này đặt ra trong bối cảnh môi trường sinh thái tại Việt Nam cũng như thế giới đã và đang phải đối mặt với sự phát triển Kinh tế - Xã hội thiếu bền vững, tài nguyên thiên nhiên ngày càng cạn kiệt, ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng.
Vì vậy, những thành tựu của các doanh nghiệp trong danh sách bình chọn TOP50 doanh nghiệp phát triển bền vững tiêu biểu 2024 góp phần hiện thực hóa cam kết mục tiêu Net Zero của Việt Nam, cũng như chiến lược chuyển đổi từ nền kinh tế tuyến tính tăng trưởng bằng khai thác tài nguyên sang nền kinh tế tuần hoàn, hướng đến tái sử dụng nguyên vật liệu, giảm tiêu hao nguyên vật liệu, nâng cao hiệu quả sản xuất và giảm thiểu tác động đến môi trường.
Đại diện các Doanh nghiệp phát triển bền vững tiêu biểu 2024. |
Bên cạnh đó, phát triển bền vững tích hợp các cột trụ ESG (Môi trường - Xã hội - Quản trị) đang trở thành động lực khuyến khích doanh nghiệp đổi mới và kinh doanh theo mô hình quốc tế. Khảo sát của NCĐT trong các doanh nghiệp niêm yết cho thấy, động lực thực hiện các hoạt động phát triển bền vững đến từ sự gia tăng áp lực từ các nhà đầu tư và các bên liên quan thúc đẩy họ thực hiện cam kết ESG. Cùng với các vấn đề môi trường, xếp hạng quản trị là yếu tố ưu tiên hàng đầu của doanh nghiệp trong kế hoạch thực hiện ESG…
“Việc cân bằng giữa lợi nhuận với tính bền vững của môi trường và trách nhiệm xã hội trong kinh doanh ngày càng trở nên quan trọng. Nỗ lực này sẽ giúp các công ty có vị thế tốt để đạt được thành công lâu dài trong một cộng đồng thịnh vượng bền vững”, Phó Tổng Biên tập Tạp chí Nhịp Cầu Đầu Tư cho biết.
DANH SÁCH TOP50 DOANH NGHIỆP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TIÊU BIỂU 2024
(Được sắp xếp theo thứ tự ABC)
Khối doanh nghiệp FDI:
Khối doanh nghiệp Niêm yết:
Khối doanh nghiệp Chưa niêm yết:
Theo dõi Nhịp Cầu Đầu Tư