Rác vũ trụ đe dọa Trái đất
Số liệu gây chú ý nhất chính là tính đến tháng 6/2024, trên quỹ đạo trái đất đã có 10.125 vệ tinh, với tốc độ gia tăng 30% mỗi năm. Ảnh: SpaceX.
Khối lượng vệ tinh và mảnh vỡ không gian tăng nhanh đang tạo ra mối đe dọa đối với hệ sinh thái Trái đất.Cuộc đua chinh phục không gian giữa các cường quốc ngày càng nóng khiến cho không gian dần trở thành bãi rác khổng lồ, gây thách thức cho môi trường Trái đất. Đó là nhận định trong Báo cáo "Hy vọng về tiến bộ công nghệ có trách nhiệm" của Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) năm 2024. Nghiên cứu trong báo cáo cũng đã chỉ ra rằng nền kinh tế không gian toàn cầu đã tăng vọt lên 546 tỉ USD, với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các quốc gia và tập đoàn trong việc khám phá và khai thác tài nguyên vũ trụ.
Số liệu gây chú ý nhất chính là tính đến tháng 6/2024, trên quỹ đạo trái đất đã có 10.125 vệ tinh, với tốc độ gia tăng 30% mỗi năm. Tốc độ phát tăng trưởng quá nóng đó đã tạo ra khoảng 30.000 mảnh vỡ không gian, đe dọa trực tiếp đến hệ sinh thái Trái đất. Các chuyên gia đang lo ngại rằng việc khai thác không gian đang diễn ra theo cách tương tự như con người từng làm với đại dương - thiếu trách nhiệm và không quan tâm đến tính bền vững.
Tính đến tháng 6/2024, trên quỹ đạo trái đất đã có 10.125 vệ tinh, với tốc độ gia tăng 30% mỗi năm. |
Trước bối cảnh đó, các cơ quan chức năng đã bắt đầu có những hành động cụ thể để kiểm soát tình hình. Ủy ban Truyền thông Liên bang Mỹ (FCC) đã áp dụng khoản tiền phạt đầu tiên chống lại rác vũ trụ, với việc phạt Dish Network 150.000 USD vì không tuân thủ quy định di chuyển vệ tinh.
Những giải pháp sáng tạo cũng đang được các nhà khoa học và doanh nghiệp nghiên cứu. Châu Âu đang hướng tới việc phát triển tàu vũ trụ tái sử dụng để giảm thiểu chất thải. PLD Space của Tây Ban Nha đã thành công trong việc phóng tên lửa tái sử dụng đầu tiên tại châu Âu. Một giải pháp đặc biệt là việc Nhật Bản phóng vệ tinh LignoSat - một khối lập phương 10 cm được chế tạo hoàn toàn bằng gỗ.
Chuyên gia Meghan Everett thuộc NASA (Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ) nhận xét về vệ tinh gỗ: "Mặc dù có vẻ hơi phản trực giác, nhưng chúng tôi hy vọng chứng minh rằng các vệ tinh bằng gỗ có thể bền vững hơn và ít gây ô nhiễm môi trường so với các vệ tinh thông thường". Điều này đặc biệt quan trọng, bởi các vệ tinh nhôm thông thường giải phóng các hạt nhôm oxit có thể ảnh hưởng đến sự cân bằng nhiệt độ và tầng ozon của Trái đất.
Ngoài việc giảm thiểu rác thải, một số công ty còn đang nghiên cứu những ứng dụng mới trong không gian. Cơ quan Vũ trụ châu Âu đang khám phá khả năng truyền điện mặt trời từ không gian xuống Trái đất. Các công ty khác quan tâm đến việc khai thác tiểu hành tinh để tiếp cận các kim loại quý giá.
Có thể bạn quan tâm:
Sự thống trị ngày càng tăng của ChatGPT
Nguồn Tổng hợp
Theo dõi Nhịp Cầu Đầu Tư