5 Di sản Văn hóa Phi Vật thể Quốc gia
Ngày 9/8/2024, mì Quảng được công nhận là Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia. Ảnh: TL
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa công nhận Di sản Văn hóa phi Vật thể Quốc gia với phở Nam Định, phở Hà Nội và mì Quảng.Năm món ăn được vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia thuộc loại hình tri thức dân gian, đáp ứng đầy đủ các tiêu chí: Có tính đại diện, thể hiện bản sắc cộng đồng, địa phương; phản ánh sự đa dạng văn hóa và sự sáng tạo của con người, được kế tục qua nhiều thế hệ; có khả năng phục hồi và tồn tại lâu dài; được cộng đồng đồng thuận, tự nguyện đề cử và cam kết bảo vệ.
Tới thời điểm hiện tại, về ẩm thực Việt Nam đang có tổng cộng 5 Di sản Văn hóa Phi Vật thể Quốc gia gồm nghề làm nước mắm Nam Ô, nghề làm nước mắm Phú Quốc, phở Nam Định, phở Hà Nội, mì Quảng.
Làng nghề truyền thống nước mắm Nam Ô (phường Hòa Hiệp Nam, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng) là làng nghề truyền thống nức tiếng lâu đời của địa phương, tương truyền thời xưa là sản phẩm được dùng để tiến Vua. Theo thống kê của Ủy ban Nhân dân quận Liên Chiểu, làng nghề mắm Nam Ô hiện có 64 hộ gia đình là hội viên sản xuất; trong đó, có 10 cơ sở chế biến nước mắm có quy mô tương đối lớn, có 17 cơ sở đã đăng ký thương hiệu riêng. Sản lượng nước mắm tiêu thụ trung bình từ năm 2020 đến nay đạt 250 nghìn lít/năm; tăng hơn 4 lần so với thời kỳ năm 2015.
Cách đây hơn 200 năm, nghề làm nước mắm đã có ở Phú Quốc, người dân đánh bắt cá cơm còn tươi sống và ướp muối ngay trên tàu, trước khi mang về ủ trong thùng. Ủ cá cơm trong thùng gỗ là một đặc trưng của nghề làm nước mắm Phú Quốc.
Phở Nam Định đặc sắc bởi có sự khác biệt với các địa phương khác ở nhiều yếu tố, trong đó tiêu biểu là quy trình chọn nguyên liệu, cách thức làm màu vị, trang trí. Quy trình để làm bánh phở Nam Định xưa rất khắt khe. Gạo làm bánh phở phải là gạo mùa, gạo chiêm từ vụ trước để cho hết nhựa đem nghiền bằng cối xay đá.
Theo số liệu thống kê của Phòng Quản lý di sản, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, tại 30/30 quận, huyện, thị xã… trên địa bàn thành phố đều có hàng phở. Tính đến năm 2023, Hà Nội có gần 700 cửa hàng phở, những cửa hàng tập trung chủ yếu trên địa bàn các quận: Ba Đình, Hoàn Kiếm, Cầu Giấy, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Thanh Xuân, Long Biên. Phở không những là món ăn tồn tại trong tâm thức của người Hà Nội nói riêng mà góp phần làm phong phú thêm phở của người Việt Nam nói chung. Phở đã trở thành danh từ riêng trong hàng loạt từ điển danh tiếng trên thế giới và hiện diện ở trên 50 quốc gia trên thế giới.
Theo sử sách, nghề chế biến mì Quảng ở tỉnh Quảng Nam được hình thành từ những năm của thế kỷ XV, gắn với lịch sử mở cõi của các Chúa Nguyễn về phương Nam, gắn với bước chân những lưu dân trong hành trình đi về phương Nam rộng mở. Tại sự kiện Hội nghị APEC 2017 được tổ chức tại Đà Nẵng, mỉ Quảng được chọn làm món ăn trong yến tiệc phục vụ các nguyên thủ quốc gia tham dự Hội nghị đã phần nào minh chứng cho những giá trị văn hóa ẩm thực của đặc sản này.
Có thể bạn quan tâm:
Sắc màu Lễ hội Việt Nam tại thành phố Sapporo, Nhật Bản
Nguồn TTXVN
Theo dõi Nhịp Cầu Đầu Tư