Nga thừa nhận gặp rắc rối vì doanh thu năng lượng giảm
Bộ trưởng Tài chính Anton Siluanov và Tổng thống Putin. Ảnh: EPA.
Nga đã thừa nhận đang gặp rắc tối với nguồn thu từ dầu mỏ và khí đốt đã giảm xuống mức thấp nhất trong nhiều năm, cho thấ tác động của những hạn chế đến từ phương Tây đã phát huy hiệu lực.
Bộ trưởng Tài chính Anton Siluanov thừa nhận các vấn đề dần lộ diện trong cuộc họp video công khai với Tổng thống Vladimir Putin hôm 17/5, ông cho biết dầu giảm giá là lý do chính cho việc doanh thu năng lượng giảm hơn 50% trong quý đầu tiên của năm nay.
Ông Siluanov cho biết: “Doanh thu phi năng lượng của Nga đang trên đà tăng trưởng như kế hoạch, với tiềm năng thặng dư nhỏ vào cuối năm, nhưng có một vấn đề với doanh thu năng lượng”.
Dầu của Nga được giao dịch ở mức thấp hơn so với tiêu chuẩn toàn cầu, do G7 đã áp giá trần đối với dầu mỏ và các sản phẩm dầu mỏ tinh chế của Nga, được áp dụng lần lượt vào tháng 12 và tháng 2.
Nga đã bớt giảm giá khi chuyển sang vận chuyển bên ngoài phương Tây, vốn không nằm trong phạm vi giới hạn giá, nhưng con số đó vẫn đủ lớn để đè nặng lên kho bạc của chính phủ.
Bất chấp những hạn chế, vào tháng 4, Nga đã xuất khẩu nhiều dầu hơn bất kỳ tháng nào kể từ cuộc chiến toàn diện với Ukraine vào năm ngoái. Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế, gần 80% các chuyến hàng dầu thô của Nga là đến Trung Quốc và Ấn Độ.
Tuy nhiên, doanh thu năng lượng của Moscow trong 4 tháng đầu năm 2023 đã giảm mạnh xuống còn 2,2 nghìn tỉ Rbs (27,3 tỉ USD), mức chưa từng thấy kể từ khi bắt đầu đại dịch Covid, theo dữ liệu từ Bộ tài chính.
Đáp lại ông Siluanov, Tổng thống Putin cho biết tình hình thị trường vẫn “ổn định”. Ông nói thêm rằng Nga đã giải quyết vấn đề giá thấp thông qua cắt giảm tự nguyện sản lượng dầu, tương đương với các đối tác OPEC+.
Doanh thu năng lượng nga đã giảm một nửa so với năm 2022. |
Tuy nhiên, quyết định cắt giảm sản lượng 500.000 thùng mỗi ngày của Nga, được công bố vào tháng 2, có rất ít tác động trước mắt. Giá chỉ tăng trong tháng 4 sau khi Opec tuyên bố cắt sâu hơn một cách đầy bất ngờ.
Các nhà nghiên cứu tại Trường Kinh tế Kiev ước tính khoảng 75% sự sụt giảm doanh thu của Nga có thể là do các biện pháp trừng phạt của phương Tây, chứ không phải giá thị trường, dựa trên phân tích hồ sơ bán dầu.
Ông Siluanov cũng cho biết Nga đang chi tiêu với tốc độ nhanh hơn so với thu nhập mang lại trong quý đầu tiên của năm. Tuy nhiên, ông gọi sự mất cân bằng là “tạm thời” và hứa rằng nó sẽ sớm được cân bằng lại sau.
Có thể bạn quan tâm: 7 hậu quả tàn khốc nếu Mỹ vỡ nợ
Nguồn FT
Theo dõi Nhịp Cầu Đầu Tư