Kiều bào

Thu nhập và điều kiện sống của người Việt tại Nhật được nâng cao

Cẩm Tú Thứ Sáu | 22/03/2024 16:42

Lao động Việt Nam trong năm 2023 đã vượt qua Trung Quốc để trở thành nhóm lao động nước ngoài lớn nhất ở Nhật. Ảnh: ITN.

Các nhà tuyển dụng Nhật đang tăng lương và phúc lợi nhằm thu hút nhân sự từ các nước, trong đó chiếm tỉ trọng lớn nhất là người Việt.
Lao động Việt Nam trong năm 2023 đã vượt qua Trung Quốc để trở thành nhóm lao động nước ngoài lớn nhất ở Nhật. Ảnh: ITN.

Chỉ trong thời gian ngắn, cục diện của lực lượng lao động nước ngoài tại Nhật Bản đã có nhiều thay đổi do các biến động tỉ giá hối đoái và tiền lương. Trong đó, lao động Việt Nam trong năm 2023 đã vượt qua Trung Quốc để trở thành nhóm lao động nước ngoài lớn nhất ở Nhật.

Theo dữ liệu từ Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản, tổng số lao động nước ngoài tại nước này trong 5 năm đã tăng 40,3%, đạt mốc 2,05 triệu người tính đến tháng 10/2023.

Mức độ tăng trưởng lao động nước ngoài được ghi nhận chậm lại khi dịch COVID-19 lan rộng trên toàn thế giới năm 2020. Nhưng con số này đã tăng 12,4% từ năm 2022 - 2023 khi tình hình dịch bệnh dần lắng xuống.

Theo đó, lao động Việt Nam chiếm tỉ trọng lớn nhất trong tổng số lao động nước ngoài tại Nhật. Lực lượng này tăng 63,6% trong vòng 5 năm và đạt mốc 518.364 người.

Nhiều lao động Việt Nam trong số này tham gia chương trình đào tạo thực tập sinh kỹ thuật. Chương trình được thiết kế nhằm giúp chuyển giao kỹ năng làm việc kỹ thuật cho các nước đang phát triển.

Trong khi đó, số lao động Trung Quốc chỉ tăng 2,3% do tiền lương trong nước tăng, và đồng yen yếu làm giảm sức hấp dẫn của việc làm tại Nhật Bản.

Nguồn nhân lực từ Việt Nam cũng đang tăng trưởng chậm khi tiền lương trong nước tăng. Nhóm này tăng 12,1% trong năm 2022 và 2023, gần bằng với mức tăng trưởng chung.

Trong động thái phản ứng, các nhà tuyển dụng Nhật Bản hiện đưa ra mức lương cao hơn để thu hút người lao động. Theo đó, lương cơ bản hàng tháng cho các thực tập sinh kỹ thuật nước ngoài (với khoảng một nửa trong số đó đến từ Việt Nam), tăng 8% trong năm 2022, đạt 177.800 yen (hay 1.200 USD, gần 30 triệu đồng).

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) ước tính rằng một quốc gia sẽ trải qua quá trình di cư sang các nền kinh tế tiên tiến cho đến khi GDP đầu người tăng lên khoảng 7.000 đô la.

Các chuyên gia có tay nghề cao được phép đưa các thành viên gia đình theo họ đến Nhật Bản. Tổng số công dân nước ngoài sở hữu nhà ở dạng gia đình vào tháng 6-2023 là khoảng 245.000, gấp đôi so với mười năm trước đó.

Năm 2014, Bộ giáo dục Nhật Bản giới thiệu chương trình cho phép trẻ em nước ngoài học các lớp  tiếng Nhật riêng, thay cho các lớp học chung với trẻ em Nhật Bản. Một khảo sát trong năm tài chính 2021 cho thấy hơn 20% trẻ em nước ngoài đủ điều kiện đã không được học các lớp chuyên riêng, một phần do thiếu giáo viên.

Nguồn Nikkei Asia


Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày