Thế giới

Khoản nợ tiềm ẩn đến từ hình thức mua trước trả sau

Hải Miên Thứ Ba | 26/12/2023 11:14

Người tiêu dùng Mỹ sẽ tiếp tục được theo dõi chặt chẽ khi Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ cắt giảm lãi suất vào năm 2024. Ảnh: Bloomberg.

Người Mỹ đã mạnh tay chi tiền tiết kiệm được trong thời điểm COVID-19 và bắt đầu nợ nần chồng chất khi nền kinh tế phát triển chậm chạp.
Người tiêu dùng Mỹ sẽ tiếp tục được theo dõi chặt chẽ khi Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ cắt giảm lãi suất vào năm 2024. Ảnh: Bloomberg.

Người tiêu dùng Mỹ tiếp tục vung tiền vào năm 2023, thúc đẩy nền kinh tế bằng những chuyến du lịch "trả thù", xuống tay mua vé xem Taylor Swift biểu diễn và những bữa ăn nhà hàng đắt đỏ. Nhưng phần lớn trong số đó được "tài trợ" bằng các khoản nợ.

 

Theo Cục Dự trữ Liên bang New York, dư nợ thẻ tín dụng ở Mỹ đã tăng khoảng 48 tỉ USD chỉ trong quý III, nâng tổng số tiền nợ tín dụng lên 1,08 nghìn tỉ USD. Và đó là trước khi mùa mua sắm nghỉ lễ chính thức bắt đầu. Các hóa đơn tiếp tục tăng dần đều vào thời điểm lãi suất phần trăm trung bình hàng năm, hay APR, đã tăng vọt lên 20%, mức cao kỷ lục.

Người tiêu dùng Mỹ sẽ tiếp tục được theo dõi chặt chẽ khi Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ cắt giảm lãi suất vào năm 2024. Với việc thị trường chứng khoán hồi phục trong năm nay và nhiều người Mỹ được hưởng lợi từ lương thưởng cao hơn, có rất nhiều dữ liệu cho thấy nền kinh tế này đang mạnh mẽ.

Đồng thời, Bloomberg ước tính khoảng 40% người Mỹ đã tiêu hết tiền tiết kiệm sau đại dịch để chi trả cho các hóa đơn tăng vọt. Và các phương tiện truyền thông xã hội đang bàn về một “cuộc suy thoái thầm lặng”, khi hàng triệu người phải vật lộn để chi trả cho các khoản vay sinh viên, thanh toán ô tô, chi phí nhà ở cao hơn và hóa đơn hàng tạp hóa gia tăng. Điều đó khiến các chuyên gia lo lắng rằng nhiều người tiêu dùng đang ngày càng dựa vào thẻ tín dụng và các khoản nợ khác để trang trải chi phí hàng ngày.

Ông Bruce McClary, người phát ngôn của Quỹ Tư vấn Tín dụng Quốc gia, cho biết: “Người tiêu dùng đã dựa vào hạn mức tín dụng sẵn có của họ cho những nhu cầu cần thiết, những thứ mà chúng tôi mong đợi người tiêu dùng có thể tự thanh toán bằng số tiền mặt họ có trong tay. Nhưng họ gần như đã hết tiền."

Một khía cạnh đáng lo ngại khác chính là sự phổ biến ngày càng tăng của dịch vụ “mua trước, trả sau”, thường cho phép người tiêu dùng thanh toán mua hàng thành bốn đợt, mà không mất phí trừ khi lỡ thanh toán. Những "khoản nợ" này thì không được báo cáo cho cơ quan tín dụng, tức không ai biết chắc chắn số tiền nợ thực tế lên đến bao nhiêu.

 

Adobe Analytics báo cáo rằng, tính đến Cyber Monday, ngày mua sắm trực tuyến lớn nhất ở Mỹ với các ưu đãi và giảm giá rất hấp dẫn, được diễn ra vào ngày thứ hai đầu tiên sau ngày Lễ Tạ ơn và ngày Black Friday (Thứ Sáu đen tối) ở Mỹ, người tiêu dùng đã sử dụng khoản vay trả góp trị giá 67 tỉ USD trong năm nay, tăng 16% so với năm 2022. Trong khi đó, Wells Fargo ước tính người tiêu dùng đã chi khoảng 46 tỉ USD để sử dụng tính năng mua trước trả sau trong năm nay.

Tỉ lệ quá hạn của thẻ tín dụng chỉ cao hơn một chút so với mức trước đại dịch. Nhưng các nhà kinh tế cảnh báo triển vọng về nợ tiêu dùng đang bắt đầu u ám. Theo ông Tim Quinlan, nhà kinh tế cấp cao tại Wells Fargo, một số ngân hàng đang giảm hạn mức tín dụng và đóng các hạn mức tín dụng không được sử dụng, một dấu hiệu cho thấy nợ tiêu dùng sẽ không còn đóng vai trò nổi trội trong việc thúc đẩy chi tiêu vào năm 2024.

Có thể bạn quan tâm:

 Chuỗi cung ứng lương thực của Nhật Bản "lung lay" đến mức nào?

Nguồn Bloomberg


Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày