Căn hộ hàng hiệu, căn hộ dịch vụ và căn hộ cao cấp khác nhau như thế nào?
Căn hộ hàng hiệu tại dự án Grand Marina, Saigon. Ảnh: Masterise Homes
Tuy nhiên, theo ông Gautam Bhandari, Phó Chủ tịch vùng, Phát triển khu vực APEC, Marriott International, có khá nhiều điểm khác biệt giữa hai loại hình bất động sản này.
Là lãnh đạo của tập đoàn khách sạn quản lý nhiều dự án bất động sản hàng hiệu nhất trên thế giới, ông có thể cho biết đâu là điểm tương đồng và khác biệt giữa căn hộ hàng hiệu và căn hộ dịch vụ?
Có một điểm chung giữa căn hộ hàng hiệu và căn hộ dịch vụ là cả hai loại hình bất động sản này đều được nhà quản lý khách sạn danh tiếng cấp thương hiệu và vận hành. Tuy nhiên, vẫn còn khá nhiều điểm khác biệt giữa hai loại hình bất động sản này. Chúng ta nên biết căn hộ dịch vụ chỉ là cơ sở lưu trú phục vụ nhu cầu lưu trú dài hạn của những khách đang đi công tác dài ngày hoặc đang cần ở tạm trước khi chuyển đổi sang một căn nhà mới.
Loại hình căn hộ này thường được xây dựng ở trung tâm thành phố và do một cá nhân hay tổ chức sở hữu. Chúng ta không thể mua lại một căn hộ dịch vụ trong một tòa nhà. Chủ sở hữu của bất động sản này thường chọn một nhà quản lý khách sạn uy tín để quản lý, vận hành và cho khách lưu trú trong thời gian dài hạn, ít nhất vài tuần. Thông thường, sau khi ký hợp đồng, các khu căn hộ dịch vụ được nhà quản lý khách sạn cấp thương hiệu.
Ông Gautam Bhandari, Phó Chủ tịch vùng, Phát triển khu vực APEC, Marriott International |
Bất động sản hàng hiệu thuộc phân khúc nhà ở siêu cao cấp được phát triển từ sự hợp tác giữa một tập đoàn bất động sản uy tín và một nhà quản lý khách sạn danh tiếng. Khác với căn hộ dịch vụ, căn hộ hàng hiệu được bán cho người dùng cuối cùng, nhằm phục vụ cho nhu cầu sinh sống lâu dài của người dân.
Nhà quản lý khách sạn cấp thương hiệu, giám sát chất lượng công trình, quản lý và vận hành khu căn hộ theo tiêu chuẩn của thương hiệu trên toàn cầu. Các nhà quản lý khách sạn luôn can thiệp vào thiết kế và góp ý nhằm đảm bảo công trình được hoàn thiện và vận hành đúng theo tiêu chuẩn của thương hiệu mình. Do đó, căn hộ hàng hiệu mang đến cho cư dân dịch vụ theo tiêu chuẩn của khách sạn 5 sao trở lên.
Như vậy, ngoài đối tượng phục vụ, còn một điểm khác biệt lớn giữa căn hộ dịch vụ và căn hộ hàng hiệu, đó là một dự án căn hộ dịch vụ do một cá nhân hay tổ chức sở hữu trong khi đó một dự án căn hộ hàng hiệu do nhiều cá nhân sở hữu.
Có sự khác biệt nào về thiết kế và tiêu chuẩn giữa căn hộ dịch vụ và căn hộ có thương hiệu không, thưa ông?
Nếu được một đơn vị vận hành khách sạn quản lý, căn hộ dịch vụ sẽ phải tuân theo thiết kế và tiêu chuẩn do thương hiệu này đặt ra. Căn hộ dịch vụ được trang bị đầy đủ tiện nghi không khác gì một khách sạn.
Trong khi đó, căn hộ hàng hiệu cũng phải tuân thủ theo chuẩn mực và thiết kế của nhà quản lý khách sạn đã cấp thương hiệu. Các căn hộ trong các khu nhà ở có thương hiệu thường được trang bị đầy đủ nội thất và các khu có các tiện nghi cao cấp ngang tầm với một khách sạn hạng sang ở bất kỳ nơi nào trên thế giới.
Nhiều người còn nhầm lẫn giữa căn hộ hàng hiệu và căn hộ cao cấp. Ông có thể chỉ ra những điểm biệt cơ bản giữa hai loại hình căn hộ này không?
Rõ ràng, chúng ta đã nhìn thấy sự khác biệt giữa căn hộ hàng hiệu và căn hộ dịch vụ ở đối tượng khách hàng và chủ sở hữu. Còn giữa căn hộ hàng hiệu và căn hộ cao cấp có một sự khác biệt không thể nào nhầm lẫn được. Căn hộ hàng hiệu được nhà quản lý khách sạn danh tiếng cấp thương hiệu và quản lý, vận hành, trong khi đó căn hộ cao cấp không được cấp thương hiệu và quản lý theo tiêu chuẩn của khách sạn hạng sang nào cả.
Nói tóm lại, căn hộ cao cấp có thể do nhà phát triển bất động sản uy tín xây dựng nhưng vẫn được xem là căn hộ không có thương hiệu vì thiếu sự tham gia của một thương hiệu khách sạn danh tiếng.
Những đặc quyền nào cư dân sống trong căn hộ hàng hiệu có được mà căn hộ cao cấp không thể đáp ứng?
Họ sẽ được sở hữu căn hộ và sống một cuộc sống đẳng cấp trong một “khách sạn” 5 sao trở lên với các dịch vụ cao cấp suốt 365 ngày trong một năm. Ngoài được sống tại vị trí đắc địa nhất trong thành phố, cư dân của các khu nhà có thương hiệu có cơ hội gia nhập với giới thượng lưu, giới tinh hoa có cùng suy nghĩ và chí hướng.
Đối với cư dân của các khu nhà ở mang thương hiệu Marriott, họ sẽ được đối xử như khách VIP không chỉ tại khu nhà ở của họ mà tại 7,600 khách sạn Marriott trên toàn cầu. Đây là cách chúng tôi cảm ơn chủ sở hữu đã tin tưởng vào thương hiệu của chúng tôi.
Lễ ký kết hợp tác chiến lược giữa Masterise Homes và Marriott International. Ảnh: Masterise Homes |
Căn hộ mang thương hiệu Marriott đã chính thức có mặt tại Việt Nam với dự án lớn nhất trên toàn cầu. Ông có thể chia sẻ về mối quan hệ hợp tác với Masterise Homes khi phát triển dự án này?
Masterise Homes là một nhà phát triển còn khá trẻ ở thị trường Việt Nam, nhưng đã có bề dày thành tích thật đáng nể. Công ty này đã phát triển một loạt các dự án bất động sản trên khắp Việt Nam. Một trong những điều khiến chúng tôi muốn hợp tác với Masterise Homes là công ty này có được một quỹ đất với vị trí vô cùng đắc địa tại các thành phố lớn. Đây là điều kiện thiết yếu để phát triển các dự án bất động sản hàng hiệu. Masterise Homes còn có tầm nhìn quốc tế khá mạnh mẽ với kế hoạch tăng trưởng đầy tham vọng. Những yếu tố này khiến chúng tôi muốn hợp tác để phát triển phân khúc bất động sản hàng hiệu tại thị trường Việt Nam.
Với dự án căn hộ hàng hiệu Grand Marina, Marriott International đóng vai trò gì?
Chúng tôi giúp nhiều người biết đến dự án hơn thông qua thương hiệu Marriott và JW Marriott. Ngoài ra, chúng tôi còn cung cấp các tài liệu về bán hàng, tiếp thị cho dự án. Quan trọng hơn nữa, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn về thiết kế và thi công nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm và dịch vụ tương đương với chuẩn toàn cầu của thương hiệu chúng tôi, vì sản phẩm và dịch vụ có chất lượng cao sẽ tạo ra giá trị tích lũy lâu dài cho chủ sở hữu của căn hộ.
Sau khi dự án được hoàn thành, Marriott International sẽ tiếp quản và thay mặt ban quản lý để vận hành khu căn hộ Grand Marina, Saigon với mục đích cuối cùng là tạo ra một cộng đồng cư dân có cùng đẳng cấp và cùng suy nghĩ, với các dịch vụ theo chuẩn của tất cả khách sạn Marriott trên toàn cầu.
Tầm nhìn của Marriott thông qua mối quan hệ hợp tác này là gì?
Marriott International, tập đoàn khách sạn đã có mặt trên thị trường 93 năm, là nhà cung cấp dịch vụ lưu trú lớn nhất trên toàn cầu với hơn 7.500 khách sạn và khu nghỉ dưỡng với 30 thương hiệu hàng đầu tại 132 quốc gia và vùng lãnh thổ. Ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, chúng tôi có hơn 800 khách sạn. Tại Việt Nam, Marriott có 9 khách sạn tại 5 thành phố với hơn 3.000 phòng. Chúng tôi đang triển khai xây dựng 25 khách sạn tại thị trường này.
Thị trường Việt Nam có ý nghĩa rất lớn đối với chúng tôi, vì đây là một thị trường đang phát triển và năng động với nhiều tiềm năng. Kinh tế tại đây đang phát triển nhanh và ổn định cùng với dân số trẻ với thu nhập ngày càng tăng. Thông qua sự hợp tác với Masterise Homes, chúng tôi muốn tăng cường sự hiện diện của mình trên khắp lãnh thổ Việt Nam.
Căn hộ hàng hiệu tại dự án Grand Marina, Saigon. Ảnh: Masterise Homes |
Xin ông chia sẻ nhận định về xu hướng phát triển của bất động sản hàng hiệu trong thời gian tới?
Marriott hiện đang dẫn đầu thị trường ở phân khúc bất động sản này. Với hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này, Marriott hiện đang vận hành 102 dự án căn hộ hàng hiệu trên toàn cầu và chúng tôi là nhà điều hành các khu nhà ở có thương hiệu lớn nhất thế giới.
Khác với trước đây khi các dự án căn hộ hàng hiệu được ghép chung tòa nhà với khách sạn, nhưng xu hướng sắp tới, các dự án bất động sản hàng hiệu sẽ được phát triển độc lập, hình thành khu dân cư độc lập chứ không nằm chung với khách sạn. Dự án Grand Marina chúng tôi phát triển ở Quận 1, TP.HCM sẽ xây theo hướng độc lập như thế này.
Xin cảm ơn ông
Theo dõi Nhịp Cầu Đầu Tư