Công Nghệ

EU tăng cường sản xuất chip do COVID-19 gây thiếu hụt nguồn cung toàn cầu

Phùng Mỹ Thứ Tư | 10/03/2021 15:18

Một kỹ thuật viên điều chỉnh tia laser tại công ty Trumpf của Đức cung cấp công nghệ laser CO2 cho ASML của Hà Lan, công ty đi đầu trong lĩnh vực máy in thạch bản bán dẫn. Ảnh: Reuters.

EU đặt mục tiêu chiếm giữ 20% thị phần chip toàn cầu.
Một kỹ thuật viên điều chỉnh tia laser tại công ty Trumpf của Đức cung cấp công nghệ laser CO2 cho ASML của Hà Lan, công ty đi đầu trong lĩnh vực máy in thạch bản bán dẫn. Ảnh: Reuters.

Giảm phụ thuộc vào thị trường truyền thống

Theo CNBC, Liên minh châu Âu có kế hoạch giảm phụ thuộc vào các công nghệ truyền thống được sản xuất bên ngoài khối, chẳng hạn như việc tăng cường sản xuất chip. Theo đó, khối này sẽ sản xuất 1/5 chất bán dẫn tiên tiến trên toàn thế giới trong một tầm nhìn lặp lại việc Mỹ theo đuổi chuỗi cung ứng công nghệ độc lập với Trung Quốc.

EU chỉ chiếm chưa đến 10% tổng sản lượng chip này trên toàn cầu. Ảnh: ITNews.
EU chỉ chiếm chưa đến 10% tổng sản lượng chip này trên toàn cầu. Ảnh: ITNews.

Nền tảng của kế hoạch Digital Compass là khoản đầu tư khoảng 140 tỉ euro (166 tỉ USD) vào lĩnh vực kỹ thuật số trong vòng 2-3 năm tới. Nguồn tài chính sẽ đến từ một quỹ phục hồi COIVD-19, tương đương với khoảng 20% ​​của gói.

Chất bán dẫn được sử dụng trong hầu hết các thiết bị điện tử, từ máy tính xách tay, điện thoại di động đến cảm biến phanh trên ô tô. Tuy nhiên, EU chỉ chiếm chưa đến 10% tổng sản lượng chip này trên toàn cầu.

Trong bối cảnh thiếu hụt chất bán dẫn trên toàn cầu, cũng như căng thẳng giữa Trung Quốc và Mỹ, khối tin rằng đã đến lúc cải thiện chủ quyền kỹ thuật số của mình.

EU sẽ xây dựng chuỗi cung ứng kỹ thuật số bên trong khối 27 thành viên. Từ đó, các xưởng đúc sẽ hướng tới sản xuất chất bán dẫn 2 nanomet. EU đặt mục tiêu chiếm ít nhất 20% thị phần theo giá trị của chất bán dẫn có kích thước dưới 5nm vào năm 2030.

Theo Ủy ban châu Âu, “Mức tham vọng được đề xuất là vào năm 2030, việc sản xuất chất bán dẫn tiên tiến và bền vững ở châu Âu bao gồm bộ xử lý chiếm ít nhất 20% giá trị sản xuất thế giới”.

Năm ngoái, các công ty Đài Loan và Hàn Quốc đã kiểm soát hơn 40% công suất sản xuất chất bán dẫn toàn cầu, theo dữ liệu từ Boston Consulting Group. Trong khi đó, Mỹ và châu Âu nắm giữ khoảng 10% mỗi thị trường. Châu Âu từng chiếm 24% thị phần vào năm 2000, nhưng đã nhanh chóng mất vị thế trên đấu trường này.

Điều này đặc biệt quan trọng đối với EU vào thời điểm nhiều nhà sản xuất đang phải đối mặt với sự chậm trễ và chi phí bổ sung khi họ phải vật lộn để có đủ chất bán dẫn để sản xuất ô tô mới. Đại dịch đã trầm trọng hơn nhu cầu sử dụng các thiết bị kỹ thuật số và gây nên căng thẳng về cung cấp chip.

Nhà vô địch kỹ thuật số

Ngoài ra, các quan chức châu Âu cũng muốn làm giảm bớt sự thống trị của các công ty Trung Quốc và Mỹ trong không gian công nghệ này. Hiện, các nhà sản xuất chip lớn nhất có trụ sở tại Mỹ hoặc Trung Quốc.

Các nền tảng truyền thông xã hội lớn nhất cũng là của Mỹ hoặc Trung Quốc. Trên thực tế, EU luôn bị tụt hậu trong việc đăng cai tổ chức các nhà vô địch kỹ thuật số.

“Trong bối cảnh căng thẳng ngày càng gia tăng giữa Mỹ và Trung Quốc, châu Âu sẽ không chỉ là người ngoài cuộc. Đã đến lúc chúng ta phải tự mình nắm lấy vận mệnh của mình”, Uy viên châu Âu về Thị trường nội bộ Thierry Breton cho biết.

Ông Thierry Breton nói thêm: “Điều này cũng có nghĩa là xác định và đầu tư vào các công nghệ kỹ thuật số sẽ củng cố chủ quyền và tương lai công nghiệp của chúng ta”.

Những nỗ lực mới nhất của châu Âu nhằm tuyên bố chủ quyền kỹ thuật số không phải là mới. Chiến lược này đã được thảo luận trong vài năm nay khi mối quan tâm ngày càng tăng về sự an toàn dữ liệu của công dân châu Âu. Tuy nhiên, bắt đầu từ tháng 12.2019, một nhóm các nhà vận động ở Brussels đã tập trung vào việc thúc đẩy các quốc gia thành viên từ đàm phán thành hành động.

Do đó, các kế hoạch được vạch ra hôm 9.3 cũng đề xuất rằng “tất cả các hộ gia đình ở châu Âu sẽ được phủ sóng bởi mạng Gigabit, với tất cả các khu vực đông dân cư đều được phủ sóng 5G”.

 

EU sẽ hiện thực hóa các mục tiêu sản xuất của mình bằng cách thu hút các nhà sản xuất chip tên tuổi xây dựng các nhà máy trong thị trường chung. Tháng trước, EU đã liên hệ với cả Công ty Sản xuất Chất bán dẫn Đài Loan và Samsung Electronics của Hàn Quốc nhằm hợp tác sản xuất các chất bán dẫn tiên tiến có kích thước từ 7 nm trở xuống.

Có thể bạn quan tâm:

Mỹ bắt tay với đồng minh tạo chuỗi cung ứng “không Trung Quốc” 


Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày