Tài Chính

Cổ phần hoá là 1 trong những động lực quan trọng thúc đẩy thị trường chứng khoán

Việt Hà Thứ Năm | 01/07/2021 17:17

Dòng tiền từ nhà đầu tư cá nhân trong nước chảy vào thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ tiếp tục dồi dào trong nửa sau 2021.

Hoạt động thoái vốn và cổ phần hóa được dự báo có nhiều khởi sắc kể từ cuối năm 2021 sau thời gian dài gần như đóng băng.
Dòng tiền từ nhà đầu tư cá nhân trong nước chảy vào thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ tiếp tục dồi dào trong nửa sau 2021.

Quan sát biến động thị trường trong quá khứ có thể thấy các hoạt động thoái vốn, cổ phần hoá thường có tác động tích cực đến diễn biến giá cổ phiếu. Đáng chú ý, làn sóng thoái vốn, cổ phần hoá là 1 trong những động lực quan trọng thúc đẩy thị trường tăng mạnh giai đoạn 2017, đầu 2018 với hàng loạt các thương vụ cổ phần hoá, thoái vốn chất lượng và quy mô. Công ty Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) kỳ vọng hoạt động thoái vốn và cổ phần hóa sẽ có nhiều khởi sắc kể từ cuối năm 2021 sau thời gian dài gần như đóng băng.

cổ phần hoá là 1 trong những động lực quan trọng thúc đẩy thị trường tăng mạnh giai đoạn 2017, đầu 2018 với hàng loạt các thương vụ cổ phần hoá, thoái vốn chất lượng và quy mô
Cổ phần hoá là 1 trong những động lực quan trọng thúc đẩy thị trường tăng mạnh giai đoạn 2017, đầu 2018 với hàng loạt các thương vụ cổ phần hoá, thoái vốn chất lượng và quy mô

Theo KBSV, thị trường chứng khoán sôi động với thanh khoản liên tục ở mức cao, dòng tiền dồi dào cùng với nhiều nút thắt đã được giải quyết là cơ sở pháp lý để triển khai, đẩy nhanh công tác cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước. Cụ thể, mới đây Thủ tướng đã ban hành thông tư 36/2021/TT-BTC có hiệu lực từ 10.7.2021 hướng dẫn một số nội dung về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp. Trong đó có nội dung quan trọng liên quan đến xác định giá trị thương hiệu (bao gồm cả giá trị văn hóa, lịch sử).

nguồn thu nộp ngân sách Nhà nước năm 2021 được giao là 40,000 tỉ đồng, trong khi 5 tháng đầu năm 2021 tổng số tiền thu nộp về quỹ chỉ đạt 228 tỷ đồng.
Cổ phần hóa khả năng được đẩy mạnh để đảm bảo nguồn thu nộp ngân sách Nhà nước. 

Thêm vào đó, nhu cầu cấp thiết để đảm bảo nguồn thu nộp ngân sách Nhà nước năm 2021 được giao là 40.000 tỉ đồng, trong khi 5 tháng đầu năm 2021 tổng số tiền thu nộp về quỹ chỉ đạt 228 tỉ đồng, đây cũng là cơ sở để kỳ vọng việc cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước được đẩy mạnh trong thời gian tới. Một số thương vụ cổ phần hóa, thoái vốn lớn có tác động mạnh tới thị trường có thể diễn ra trong thời gian tới bao gồm: Cổ phần hóa Agribank, Mobifone và thoái vốn SAB, BMI, VGT, NTP.

Bất chấp tác động của dịch COVID-19, chỉ số VN-Index đã tăng trưởng 27,6% về điểm số trong 6 tháng đầu năm 2021, trong khi giá trị giao dịch tăng gấp hơn 4 lần so với cùng kỳ năm 2020. Thị trường chứng khoán Việt Nam nửa đầu năm được hỗ trợ mạnh mẽ bởi sự phục hồi trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết, với bối cảnh mặt bằng lãi suất được duy trì ở mức thấp, lạm phát, tỉ giá diễn biến tương đối ổn định.

 

Sự hấp dẫn của thị trường chứng khoán trong bối cảnh mặt bằng lãi suất huy động giảm mạnh, các kênh kinh doanh nhỏ khác gặp khó khăn khi các quy định cách ly xã hội được áp dụng, trong khi hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết đạt tốc độ tăng trưởng cao là nguyên nhân thúc đẩy dòng vốn nhàn dỗi tham gia thị trường chứng khoán. Và điều đó thể hiện qua số tài khoản mở mới liên tục đạt mức cao kỷ lục. Với nhận định mặt bằng lãi suất duy trì ở mức thấp trên cơ sở lạm phát trong tầm kiểm soát, KBSV cho rằng dòng tiền từ nhà đầu tư cá nhân trong nước chảy vào thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ tiếp tục dồi dào trong nửa sau 2021.

KBSV đánh giá dư địa tăng giá của thị trường vẫn còn tương đối dồi dào trong 6 tháng cuối năm, với động lực tiếp tục đến từ sự khởi sắc trong hoạt động sản xuất kinh doanh của nhóm doanh nghiệp niêm yết (đặc biệt nhóm vốn hoá lớn thuộc các ngành ngân hàng, thép, chứng khoán, tiện ích, công nghệ thông tin…), trong bối cảnh điều kiện thị trường được đánh giá sẽ tiếp tục duy trì trạng thái thuận lợi (tăng trưởng kinh tế ở mức cao, lạm phát không vượt quá mức mục tiêu chính phủ đề ra, lãi suất duy trì ở mức thấp, tỉ giá biến động ổn định…).

“Bất cứ nhịp điều chỉnh đáng kể nào của thị trường (trong kịch bản các yếu tố rủi ro không làm thay đổi điều kiện cơ bản của thị trường trong dài hạn) đều là cơ hội để nhà đầu tư gia tăng tỉ trọng, tích luỹ cổ phiếu”, KBSV nhận định.

Có thể bạn quan tâm 

Thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn rất hấp dẫn


Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày