VN-Index tiếp tục rung lắc

Dòng tiền trên thị trường có sự phân hóa giữa các nhóm cổ phiếu. Ảnh: Ysflex/NCĐT
Sau khi giảm hơn 15 điểm ở phiên giao dịch 18/9, thị trường tiếp tục chịu áp lực giảm điểm ở phiên giao dịch 19/9. Nhiều cổ phiếu chìm trong sắc đỏ ngay từ đầu phiên, có những cổ phiếu thì “đang xanh lại đỏ”. Có những thời điểm VN-Index giảm hơn 10 điểm khi nhiều cổ phiếu ghi nhận đà giảm trên 3%. Tuy nhiên đến phiên chiều, lực cầu tăng dần đã giúp nhiều cổ phiếu phục hồi mạnh mẽ, và giúp VN-Index đóng cửa quanh mức tham chiếu.
![]() |
Số lượng mã tăng và giảm ở sàn HOSE không có nhiều chênh lệch. Ảnh: Ysflex. |
Kết phiên, chỉ số VN-Index đóng cửa quanh mức tham chiếu 1.211 điểm, khi dòng tiền có sự lưỡng lự, dẫn đến số lượng mã tăng và mã giảm ở sàn HOSE gần như không có chênh lệch. Nhóm cổ phiếu VN30 thì đóng cửa trong sắc xanh nhẹ, và độ rộng thị trường cũng gần như cân bằng giữa hai bên.
Thanh khoản ở sàn HOSE tiếp tục duy trì ở mức khá với hơn 23.300 tỉ đồng được giao dịch, trong đó nhóm VN30 chiếm khoản 40% giá trị giao dịch ở sàn HOSE.
![]() |
Nhóm ngân hàng và bất động sản có mức giảm lớn nhất. Ảnh: VDSC. |
Xét về các nhóm ngành, dữ liệu từ Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cho thấy, nhóm cổ phiếu ngân hàng và bất động sản là 2 nhóm tác động tiêu cực nhất đối với VN-Index. Đây là 2 nhóm chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu vốn hóa ở sàn HOSE, vì thế khi nhóm này “đỏ lửa”, thị trường cũng “lắc lư”.
Tuy nhiên, ở phiên giao dịch này nhóm cổ phiếu ngân hàng thể hiện sự phân hóa rõ khi đà giảm mạnh chủ yếu là ở nhóm ngân hàng nhỏ, trong khi các ngân hàng có vốn hóa lớn như VCB, BIDV hay TCB chỉ ghi nhận mức giảm nhẹ, và số khác còn đóng cửa trong sắc xanh. Trong khi đó nhóm bất động sản thể hiện “sự đồng lòng hơn” khi phần lớn các cổ phiếu bất động sản nổi bật đều có mức giảm tương đối mạnh ở phiên giao dịch này. Đơn cử như CEO, NVL giảm hơn 4%, hay VIC giảm hơn 2%.
![]() |
Phân tích độ sâu của thị trường, có thể thấy đa phần các cổ phiếu ở sàn HOSE có mức giảm từ 1-3%, và một tỉ lệ khá nhỏ các mã giảm trên 5%. Trong khi ở chiều tăng, phần lớn cũng ghi nhận mức tăng từ 1-3%, và một phần nhỏ có đà tăng từ 5-7%.
Góc nhìn về thị trường, Công ty Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội (SHS) cho rằng xu hướng tăng điểm trung hạn của thị trường vẫn được duy trì nhưng thị trường đang đối diện với 2 ngưỡng cản quan trọng quanh 1.250 điểm và xa hơn là 1.300 điểm. Vì thế, việc VN-Index rung lắc và hình thành nền tích lũy trước các ngưỡng cản nói trên là bình thường và cần thiết. “Trong ngắn hạn thị trường đang có nhịp điều chỉnh để dần hình thành nền tích lũy mới, nhà đầu tư ngắn hạn cần kiên nhẫn chờ đợi thêm diễn biến thị trường tại các vùng hỗ trợ. Nhà đầu tư trung, dài hạn nếu muốn giải ngân thêm nhà đầu tư vẫn có thực hiện trong nhịp điều chỉnh, mục tiêu giải ngân nên hướng tới các nhóm cổ phiếu đầu ngành, các cổ phiếu đang tích lũy và không bị điều chỉnh sâu, có kỳ vọng kết quả kinh doanh tiếp tục tăng trưởng trong năm nay. Chiến lược giải ngân trung - dài hạn nên là gia tăng giải ngân trong các giai đoạn thị trường điều chỉnh giảm”, SHS khuyến nghị.
Có thể bạn quan tâm
Xu hướng tăng trung dài hạn của VN-Index vẫn được duy trì
Theo dõi Nhịp Cầu Đầu Tư