Tài Chính

Yếu tố then chốt quyết định xu hướng thị trường

Nhật Lệ Thứ Hai | 18/12/2023 15:25

Hình ảnh nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán. Ảnh: TL.

Để có cái nhìn khách quan nhất, nhà đầu tư nên có cái nhìn tổng hợp, sử dụng cả những chỉ báo tốt và xấu đang được báo cáo.
Hình ảnh nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán. Ảnh: TL.

“Hết đạn” trong cuộc đua hạ lãi suất năm 024

Trong báo cáo chiến lược thị trường tháng 12, Công ty Chứng khoán DSC cho hay, trong năm 2023, các nhà phân tích đặt rất nhiều kỳ vọng vào sức khỏe nền kinh tế khu vực Đông Nam Á (ASEAN). Tuy nhiên, tương tự như trường hợp của Trung Quốc, diễn biến thực tế tại khu vực ASEAN chưa được như kỳ vọng. Đáng chú ý hơn, bối cảnh vĩ mô của các nước cũng đang cho thấy sự tương đồng nhất định. 

Tương tự Trung Quốc, ngành sản xuất tại ASEAN cho thấy tình trạng suy yếu. Trái ngược với tình hình tăng trưởng khả quan trong 8 tháng đầu năm, chỉ số PMI ASEAN hiện nay đã đảo chiều và chuyển pha sang trạng thái suy yếu (PMI nhỏ hơn 50). Còn với Việt Nam, tốc độ suy giảm của ngành sản xuất tiếp tục gia tăng khi PMI tháng 11 ghi nhận điểm thấp nhất trong 5 tháng chỉ 47,3.

chỉ số PMI ASEAN hiện nay đã đảo chiều và chuyển pha sang trạng thái suy yếu (PMI < 50). Nguồn: DSC.
Chỉ số PMI ASEAN hiện nay đã đảo chiều và chuyển pha sang trạng thái suy yếu (PMI <50). nguồn:="" dsc.="">< em="">

Rủi ro nợ xấu và sự đóng băng của thị trường bất động sản gia tăng. Ngày 5/12, Moody's hạ bậc xếp hạng tín nhiệm của chính phủ Trung Quốc từ “ổn định” xuống “tiêu cực”. DSC đánh giá đây là dấu hiệu mới nhất cho thấy sự lo ngại về rủi ro bong bóng bất động sản và rủi ro nợ xấu trên toàn cầu. Hiện trạng trên không chỉ cô lập tại Trung Quốc. Nhiều quốc gia khác cũng đang cho thấy những rủi ro tương tự. 

“Tuy tác động thực tế của rủi ro còn khó đánh giá, đây là một trong những yếu tố vẫn đè nặng lên tâm lý nhà đầu tư khu vực châu Á nói chung”, DSC nhìn nhận. 

 

Đối với chính sách tiền tệ, trong năm 2023, nhiều quốc gia châu Á đã chọn cách đi ngược FED và sử dụng gần như hết dư địa hạ lãi suất. Với Việt Nam nói riêng, mức lãi suất huy động hiện đã trở về mức rất thấp trong lịch sử. Câu chuyện của thị trường năm 2024 sẽ tập trung vào kết quả phục hồi thực tế của nền kinh tế. Điều này đồng nghĩa với việc các nhà đầu tư có thể sẵn sàng bán ra nếu nền kinh tế không thể hồi phục đạt kỳ vọng. DSC đánh giá đây là yếu tố góp phần dẫn đến hiện tượng bán ròng của khối ngoại tại Việt Nam từ tháng 3/2023. Theo DSC, nếu câu chuyện đầu tư năm 2024 của các quốc gia phương Tây tập trung vào những bước ngoặt trong chính sách tiền tệ của các Ngân hàng Trung ương lớn, thì có vẻ như nhiều quốc gia châu Á đã “hết đạn” và trở nên kém hấp dẫn hơn trong cuộc chơi chung.

Yếu tố then chốt 

Theo DSC đánh giá, đà phục hồi của nền kinh tế sẽ là một trong những yếu tố then chốt để quyết định xu hướng thị trường khi dư địa của chính sách tiền tệ không còn nhiều. Có nhiều tín hiệu lạc quan từ những số liệu Tổng cục Thống kê công bố, góp phần hỗ trợ tâm lý nhà đầu tư và củng cố niềm tin thị trường. Tuy nhiên, cũng tồn tại các chỉ số kinh tế khác vẽ nên những bức tranh ảm đạm hơn về nền kinh tế. 

Số liệu cho thấy, nền sản xuất Việt Nam đang có sự phục hồi tích cực. Tuy nhiên, chỉ số PMI sản xuất lại phản ánh tình trạng suy yếu.

Trong khi đó, con số tăng trưởng doanh thu bán lẻ hàng hóa, dịch vụ được Tổng cục Thống kê công bố tăng rất mạnh trong năm 2023. Tuy nhiên, nếu chỉ tập trung vào khu vực hàng tiêu dùng nhanh (thường có doanh số suy yếu trong suy thoái kinh tế), có thể thấy mức tăng trưởng hàng hóa vẫn đạt mức âm trong nửa đầu năm 2023. 

Nguồn: DSC.
Nguồn: DSC.

Ngoài ra, bức tranh nợ xấu vẫn là ẩn số. Hiện tại, tỉ trọng nợ xấu trong báo cáo tài chính các ngân hàng vẫn được duy trì trong mức kiểm soát. Tuy nhiên, do có nhiều khoản nợ được gia hạn theo Thông tư 02, bức tranh nợ xấu thực sự hiện vẫn là ẩn số. Đây là một yếu tố rất quan trọng, cần theo dõi để đánh giá tình hình phục hồi của nền kinh tế năm 2024. 

Theo DSC đánh giá, bức tranh nợ xấu sẽ được phản ánh rõ hơn qua đợt báo cáo tài chính cuối năm 2023 do đó là thời điểm các ngân hàng bắt đầu phải thực hiện trích lập một phần với các khoản nợ được gia hạn. 

“Các chỉ báo kinh tế không phải là những quy chuẩn tuyệt đối được sử dụng độc lập để đánh giá nền kinh tế. Để có cái nhìn khách quan nhất, nhà đầu tư nên có cái nhìn tổng hợp, sử dụng cả những chỉ báo tốt và xấu đang được báo cáo.

Dữ liệu của nền kinh tế là câu trả lời điều hướng cho thị trường chứng khoán. Đó là những gì đã được chứng minh trong sóng giảm tháng 9, tháng 10. Do đó, việc theo sát kèm tư duy về dữ liệu sẽ là một trong những yếu tố tiếp tục đóng vai trò quan trọng”, DSC nhận định. 

Có thể bạn quan tâm 

Trải qua một tuần “buồn”, nhà đầu tư được khuyến nghị giữ vững tâm lý


Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày