Thế giới

Để thể hiện sự ủng hộ, 3 nhà lãnh đạo châu Âu đã đến thăm Kyiv đang chìm trong khói đạn

Gia Khánh Thứ Tư | 16/03/2022 14:32

Một số nhà lãnh đạo EU tới Kyiv để tiếp tục các nỗ lực ngoại giao. Ảnh: Văn phòng Tổng thống Ukraine.

Bất chấp tính biểu tượng của chuyến thăm thời chiến tới Kyiv, các quan chức ở Bỉ khẳng định đây không phải là một sứ mệnh chính thức thay mặt cho EU.
Một số nhà lãnh đạo EU tới Kyiv để tiếp tục các nỗ lực ngoại giao. Ảnh: Văn phòng Tổng thống Ukraine.

Các nhà lãnh đạo của ba nước EU đã gặp tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tại Kyiv vào tối 15/03 để thể hiện tình đoàn kết của châu Âu ngay cả khi các cuộc pháo kích của Nga vẫn tiếp tục giáng vào các khu dân cư ở thủ đô Ukraine.

Chuyến đi của thủ tướng Ba Lan, Cộng hòa Séc và Slovenia là chuyến thăm cấp cao nhất tới Kyiv kể từ khi Nga tấn công nước này vào ngày 24/02. Trong một đoạn video được các quan chức Ukraine đăng tải trên mạng, Tổng thống Zelensky đã trình bày tóm tắt cho các nhà lãnh đạo về tình hình quân sự và nhân đạo trong nước.

Chuyến đi diễn ra khi NATO cho biết họ sẽ tổ chức hội nghị thượng đỉnh khẩn cấp vào tuần tới tại Brussels với 30 nhà lãnh đạo của liên minh, bao gồm cả tổng thống Mỹ Joe Biden.

Ông Jens Stoltenberg, Tổng thư ký NATO cho biết: “Chúng tôi sẽ giải quyết hậu quả từ cuộc chiến, thể hiện sự ủng hộ mạnh mẽ với Ukraine, tăng cường hơn nữa khả năng răn đe và phòng thủ của NATO để đối phó với một thực tế mới.”

Bất chấp tính biểu tượng của chuyến thăm thời chiến tới Kyiv, các quan chức ở Bỉ bày tỏ sự dè dặt về chuyến đi, khẳng định đây không phải là một sứ mệnh chính thức thay mặt cho EU. Các chủ tịch của Hội đồng châu Âu và Ủy ban châu Âu đã được thông báo về kế hoạch di chuyển vào tuần trước và chỉ ra những rủi ro an ninh liên quan, người phát ngôn của họ cho biết.

Sau cuộc họp, thủ tướng Ba Lan, đã ra nhắc lại việc muốn Ukraine gia nhập EU, một động thái đã bị hầu hết các nước thành viên phản đối, bất chấp việc ông Zelensky vận động hành lang.

Sự xuất hiện của ba thủ tướng diễn ra trong bối cảnh cuộc tấn công ngày càng khốc liệt tại các trung tâm dân cư Ukraine - bao gồm cả ở Kyiv và các thành phố ở phía tây của đất nước cho đến nay vẫn chưa bị ảnh hưởng bởi chiến tranh.

Các nhân viên cứu hỏa cố dập lửa vào ngày 14/03 tại một tòa nhà chung cư ở quận Svyatoshinsky của Kyiv, bị tấn công bởi Nga. Ảnh: WSJ.
Các nhân viên cứu hỏa cố dập lửa vào ngày 14/03 tại một tòa nhà chung cư ở quận Svyatoshinsky của Kyiv, bị tấn công bởi Nga. Ảnh: WSJ.

Các nhà chức trách ở Rivne, một thành phố phía tây Ukraine, cho biết 19 người đã thiệt mạng trong cuộc không kích của Nga vào một tháp truyền hình. Các lực lượng Nga cũng nã pháo vào một khu chung cư ở khu vực lân cận Svyatoshinsky của Kyiv vào đầu giờ ngày 15/03, khiến ít nhất hai người thiệt mạng.

Thông tin cập nhật của bộ tổng tham mưu Ukraine cho biết Nga tiếp tục tiến hành các cuộc tấn công bằng tên lửa và bom vào các cơ sở hạ tầng quan trọng ở một số thành phố trên khắp Ukraine và đặc biệt là vẫn đang cố gắng chiếm Mariupol, nơi đã bị lực lượng Nga bao vây hoàn toàn. 

Các cuộc tấn công xảy ra vào ngày thứ 20 của cuộc chiến gây tổn thất cho một số thành phố của Ukraine và gây ra làn sóng trừng phạt quốc tế khiến nền kinh tế Nga bị cô lập hơn bao giờ hết kể từ khi chiến tranh lạnh kết thúc.

Các nhóm viện trợ đã nhiều lần cảnh báo về tình trạng tồi tệ ở Mariupol, nơi đã bị Nga pháo kích không ngừng trong hơn hai tuần. Hàng nghìn người ở thành phố bị bao vây buộc phải sống trong các hầm trú bom, thiếu hệ thống sưởi, điện và nước sinh hoạt.

Một phụ nữ được sơ tán hôm thứ Hai ở Brovary, ngoại ô Kyiv. ẢNH: MARKO DJURICA / REUTERS
Một phụ nữ được sơ tán hôm 14/03 ở Brovary, ngoại ô Kyiv. Ảnh: Reuters.

Hôm 14/03, 160 xe ô tô đã rời thành phố, một trong những nỗ lực thành công đầu tiên để sơ tán dân thường khỏi cảng kể từ khi chiến sự bắt đầu.

Tuy nhiên, việc Nga nã pháo vào các cơ sở hạ tầng quan trọng như đường xá, cầu cống và đường sắt đang khiến các nhân viên nhân đạo gặp khó khăn trong việc tiếp cận những người cần viện trợ.

Mỹ cho biết 4,7 triệu người đã phải di dời do hậu quả của cuộc chiến. Quan chức Mỹ cho biết khoảng 3 triệu người Ukraine hiện đang tị nạn, trong đó có 1 triệu trẻ em.

Tổng thống Zelensky cho biết các cuộc đàm phán hòa bình với Nga, kết thúc vào ngày 14/03 mà không có đột phá, sẽ tiếp tục vào ngày 15/03.

Có thể bạn quan tâm: 

Một năm sau vụ kênh đào Suez, một con tàu khác của Evergreen lại mắc kẹt

Nguồn FT


Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày