Thế giới

Pfizer và Moderna tăng giá vaccine COVID-19 ở châu Âu

Mai Nam Thứ Hai | 02/08/2021 17:09

Mức giá mới cho vaccine Pfizer là 19,5 euro (23,15 USD) so với 15,5 euro trước đó. Ảnh: Reuters.

Các điều khoản của hợp đồng đã được thương lượng lại sau khi dữ liệu cho thấy vaccine từ 2 công ty này hiệu quả hơn so với một số đối thủ.
Mức giá mới cho vaccine Pfizer là 19,5 euro (23,15 USD) so với 15,5 euro trước đó. Ảnh: Reuters.

Theo Financial Times, Pfizer và Moderna vừa tăng giá vaccine COVID-19 trong các hợp đồng cung cấp mới nhất cho Liên minh châu Âu (EU).

Giá mới cho một liều vaccine Pfizer là 23,15 USD so với mức 18,4 USD trước đây. Giá một liều vaccine Moderna là 25,5 USD, tăng từ mức 22,55 USD trong hợp đồng mua đầu tiên nhưng thấp hơn mức 28,5 USD theo thỏa thuận trước đó vì giá trị hợp đồng tăng lên.

EU đặt kế hoạch tiêm chủng cho ít nhất 70% dân số trưởng thành vào cuối hè này. Ảnh: Reuters.
EU đặt kế hoạch tiêm chủng cho ít nhất 70% dân số trưởng thành vào cuối hè này. Ảnh: Reuters.

Trước đó, Ủy ban châu Âu (EC) cho biết EU đang trên đường đạt được mục tiêu tiêm chủng đầy đủ cho ít nhất 70% dân số trưởng thành vào cuối mùa hè này.

Hồi tháng 5, EU dự kiến nhận hơn một tỉ liều vaccine COVID-19 vào cuối tháng 9 từ 4 nhà sản xuất.

Hôm 29.7, Pfizer nâng dự báo doanh thu vaccine COVID-19 cả năm nay thêm 29%, lên 33,5 tỉ USD, vượt xa các nhà sản xuất khác. Nhà sản xuất dược phẩm Mỹ đưa ra dự báo này trên cơ sở doanh thu tăng gần gấp đôi trong quý II/2021. Pfizer đã thu 7,8 tỉ USD nhờ vaccine COVID-19 trong quý vừa qua.

Đồng thời, hãng dược này cũng tin rằng mọi người sẽ cần liều tiêm thứ 3 đang được Pfizer phát triển cùng đối tác BioNTech để duy trì tỉ lệ chống nhiễm virus cao. Công ty có thể nộp đơn xin cấp phép sử dụng khẩn cấp (EUA) cho liều tiêm thứ 3 sớm nhất trong tháng này.

Liệu việc tăng giá vaccine COVID-19 giữa đại dịch có giống như tăng giá nước trong một trận hỏa hoạn? Chắc chắn, khi có nhu cầu mọi người có thể sẵn sàng trả nhiều tiền hơn cho vaccine. 

Sự thật là EU muốn có thêm vaccine COVID-19 mRNA nhưng vaccine Astra-Zeneca không thể đáp ứng đủ nhu cầu. Với việc cả thế giới chìm trong tình trạng khẩn cấp và đang cố gắng mở rộng phạm vi tiêm chủng, việc chia sẻ cho nhau có phải là tốt hơn chăng.

Trưởng đơn vị tại Cơ quan Dược phẩm Đan Mạch Tanja Erichsen (R) và Giám đốc Hội đồng Y tế Soeren Brostroem phát biểu trong một cuộc họp báo để giải thích lý do vaccine AstraZeneca bị dừng ở Đan Mạch. Ảnh: AFP.
Trưởng đơn vị tại Cơ quan Dược phẩm Đan Mạch Tanja Erichsen (R) và Giám đốc Hội đồng Y tế Soeren Brostroem phát biểu trong một cuộc họp báo để giải thích lý do vaccine AstraZeneca bị dừng ở Đan Mạch. Ảnh: AFP.

Sau một khởi đầu khó khăn, chương trình tiêm chủng COVID-19 của EU đã thực sự bắt đầu thành công trong những tháng gần đây. Vào đầu năm 2021, EU thiếu nguồn cung vaccine COVID-19, khiến 27 quốc gia thành viên tụt lại phía sau Mỹ, Vương quốc Anh và Israel trong việc chủng ngừa. 

Tuy nhiên, một khi EU trang bị nguồn cung cấp vaccine COVID-19 ngày càng tăng, họ không chỉ bắt kịp mà còn thực sự vượt trước Mỹ trong chương trình tiêm chủng.

Chuyên gia truyền thông quốc tế Neave Barker cho rằng: việc tăng giá phản ánh nhu cầu tiếp tục đối với các mũi tiêm hiệu quả và các chính phủ đã trở thành “đối tượng” bị các công ty dược phẩm chi phối.

Trong số danh sách phê duyệt của Tổ chức Y tế Thế giới, vaccine công nghệ mRNA có hiệu quả thử nghiệm lâm sàng cao nhất, với Moderna 94% và Pfizer 95%. Dù có nhiều khó khăn về bảo quản và vận chuyển, 2 loại vaccine này dường như có hiệu quả tương tự trong nghiên cứu thực tế. Một nghiên cứu của chính phủ Anh tháng trước cho thấy hai liều vaccine Pfizer có thể giảm nguy cơ nhập viện vì biến thể Delta tới 96%.

Có thể bạn quan tâm:

Lo ngại đột biến nguy hiểm hơn của biến chủng Delta


Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày