Thế giới

Tài nguyên Thái Bình Dương như "miếng mồi ngon" trước lòng tham của Trung Quốc

Minh Duy Thứ Năm | 03/06/2021 16:03

Trung Quốc chiếm hơn 90% sản lượng gỗ xuất khẩu của Papua New Guinea và Quần đảo Solomon. Ảnh: The Guardian.

Cảnh báo về thách thức to lớn về phát triển bền vững do Trung Quốc ồ ạt khai thác hải sản, gỗ và khoáng sản ở Thái Bình Dương.
Trung Quốc chiếm hơn 90% sản lượng gỗ xuất khẩu của Papua New Guinea và Quần đảo Solomon. Ảnh: The Guardian.

Theo The Guardian, sản lượng khai thác của Trung Quốc chiếm hơn phân nửa tổng sản lượng hải sản, gỗ và khoáng sản xuất khẩu từ khu vực Thái Bình Dương trong năm 2019. Chỉ trong một năm, tổng sản lượng khai thác của Trung Quốc đã lên đến 3,3 tỉ USD.

Việc khai thác ồ ạt tài nguyên diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc củng cố mối liên kết với chính phủ các nước trong khu vực, với quyền lực mềm được đẩy mạnh và gây lo ngại cho Mỹ, Úc ở Thái Bình Dương.

Một chiếc xe tải chở gỗ chạy qua làng Vanimo, Papua New Guinea, trên đường đến trại khai thác lâm sản Vanimo, nơi các khúc gỗ sẽ được chất lên tàu để xuất khẩu sang Trung Quốc. Ảnh: Tribune News Service.
Một chiếc xe tải chở gỗ chạy qua làng Vanimo, Papua New Guinea, trên đường đến trại khai thác lâm sản Vanimo, nơi các khúc gỗ sẽ được chất lên tàu để xuất khẩu sang Trung Quốc. Ảnh: Tribune News Service.

Trung Quốc khai thác tài nguyên ở Thái Bình Dương nhiều hơn 10 nước tiếp theo cộng lại, gây lo ngại lớn về tác động môi trường trong khu vực.

Sản lượng “gây choáng”

Dữ liệu cho thấy sự thèm muốn của Trung Quốc đối với tài nguyên ở Thái Bình Dương. Năm 2019, Trung Quốc nhập khẩu 4,8 triệu tấn gỗ, 4,8 triệu tấn sản phẩm khoáng sản và 72.000 tấn hải sản từ khu vực này.

Chuyên gia Shane Macleod tại Viện Lowy, Úc cho rằng Trung Quốc là khách hàng nổi trội về tài nguyên ở Thái Bình Dương do khu vực này ở gần, bên cạnh nhu cầu tăng cường sức mạnh cho nền kinh tế.

Mỏ Panguna đã châm ngòi cho một cuộc nội chiến kéo dài hàng thập kỷ tại khu tự trị Bougainville của Papua New Guinea. Ảnh: AAP.
Mỏ Panguna đã châm ngòi cho một cuộc nội chiến kéo dài hàng thập kỷ tại khu tự trị Bougainville của Papua New Guinea. Ảnh: AAP.

“Các bạn có thể nhìn vào mỏ Nickel Ramu ở Papua New Guinea, nơi cung cấp vật liệu thô cho Trung Quốc trực tiếp trong khu vực mà không phải vận chuyển từ bên kia địa cầu”, ông Shane Macleod phân tích.

Tính theo trọng lượng, hơn 90% tài nguyên khai thác từ Quần đảo Solomon được đưa đến Trung Quốc, bên cạnh 90% sản lượng gỗ của Quần đảo Solomon và Papua New Guinea.

Bên cạnh việc nhập khẩu tài nguyên, các công ty Trung Quốc còn đầu tư hơn 2 tỉ USD vào lĩnh vực khai khoáng ở Thái Bình Dương trong 2 thập niên qua. Trong số đó có những khoản đầu tư vào các mỏ gây tranh cãi như Porgera, Ramu, sông Frieda ở Papua New Guinea.

Theo ông Shane Macleod, nhiều công ty nước ngoài đã rút khỏi các dự án khai khoáng ở Thái Bình Dương vì gây hủy hoại môi trường và bị phản đối ở thị trường trong nước. “Trong khi đó, các công ty Trung Quốc hoạt động ở nước ngoài không bị soi ở thị trường trong nước như các công ty từ các nước phương Tây”, ông Shane Macleod cho biết.

Càn quét hải sản

Bên cạnh gỗ và khoáng sản, hải sản cũng là một nguồn thu lớn cho các đảo quốc Thái Bình Dương, nhưng họ thường không thể tận dụng được toàn bộ giá trị của nguồn tài nguyên này. Trừ Fiji, các nước trong khu vực chưa thể đạt lợi nhuận nhiều từ chuỗi giá trị của việc chế biến hải sản thành những sản phẩm có giá trị hơn.

Một điển hình là Kiribati, quốc gia có đến 75% doanh thu ngân sách từ phí và thuế liên quan đánh bắt hải sản, nhưng xuất khẩu trực tiếp rất ít, chỉ 1.000 tấn hải sản được xuất sang Trung Quốc vào năm 2019.

Tàu đánh cá Trung Quốc bị chính quyền Palauan bắt giữ vì tình nghi khai thác hải sâm trái phép. Ảnh: Lightning Strike Media Productions.
Tàu đánh cá Trung Quốc bị chính quyền Palauan bắt giữ vì tình nghi khai thác hải sâm trái phép. Ảnh: Lightning Strike Media Productions.

Trong khi đó, các tàu cá mang cờ nước ngoài đã đánh bắt hàng trăm ngàn tấn hải sản trong vùng biển của Kirabati.

Tàu cá ở vùng biển Thái Bình Dương năm 2016. Số lượng tàu công nghiệp được cấp phép hoạt động trong khu vực Thái Bình Dương trong tháng 8.2016. Ảnh: Gillett 2016.
Tàu cá ở vùng biển Thái Bình Dương năm 2016. Số lượng tàu công nghiệp được cấp phép hoạt động trong khu vực Thái Bình Dương trong tháng 8.2016. Ảnh: Gillett 2016.

Khảo sát các tàu hoạt động tại Thái Bình Dương vào năm 2016 cho thấy các tàu mang cờ Trung Quốc vượt trội hơn về số lượng. Trung Quốc có 290 tàu công nghiệp có giấy phép hoạt động trong khu vực vào thời điểm đó, chiếm hơn 1/4 tổng thể và vượt tổng số 240 tàu của các đảo quốc Thái Bình Dương.

Theo chuyên gia Hugh Govan tại Đại học Nam Thái Bình Dương (Fiji), khu vực Thái Bình Dương có nhiều hải sản giá trị cao, nhưng tình trạng đánh bắt quá mức đang tận diệt và khiến nhiều loài không còn đủ số lượng để khai thác thương mại.

Có thể bạn quan tâm:

► Trung Quốc "xuất khẩu" lạm phát ra toàn cầu


Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày