Thế giới

Thế giới cần 23,4 tỉ USD đối phó COVID-19

Phùng Mỹ Thứ Sáu | 29/10/2021 14:00

Các công nhân cNga làm vệ sinh nhà ga Kievsky trong khuôn khổ chiến dịch ngăn chặn sự lây lan của SARS-CoV-2. Ảnh: EPA.

Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus kêu gọi các nước G20 dẫn đầu nỗ lực hỗ trợ các nước nghèo hơn nhằm khống chế đại dịch.
Các công nhân cNga làm vệ sinh nhà ga Kievsky trong khuôn khổ chiến dịch ngăn chặn sự lây lan của SARS-CoV-2. Ảnh: EPA.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hôm 28/10 cho biết kế hoạch bảo đảm và triển khai vaccine, xét nghiệm và phương pháp điều trị để chống lại đại dịch COVID-19 trong vòng 12 tháng tới cần 23,4 tỉ USD.

Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus tại lễ khai trương Học viện Tổ chức Y tế Thế giới ở Lyon, miền Trung nước Pháp vào ngày 27/9/2021. Ảnh: AP.
Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus tại lễ khai trương Học viện Tổ chức Y tế Thế giới ở Lyon, miền Trung nước Pháp vào ngày 27/9/2021. Ảnh: AP.

Theo AFP, tiền cho Quyền Tăng tốc Tiếp cận Công cụ của WHO - nhằm phát triển, sản xuất, mua sắm và phân phối các công cụ để giải quyết đại dịch - sẽ giúp chống lại sự bất bình đẳng toàn cầu trong quá trình triển khai.

Việc thực hiện kế hoạch của WHO có thể giúp ngăn chặn ít nhất 5 triệu ca tử vong tiềm ẩn, cao hơn con số gần 5 triệu người đã được ghi nhận.

Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus hôm 28/10 gửi thông điệp đến các nước G20 rằng họ không thể để các nước nghèo hơn phải rơi vào tình huống khó khăn trong đại dịch.

 

WHO đang dẫn đầu chương trình Tăng tốc Tiếp cận Công cụ chống COVID-19 (ACT-A) nhằm phát triển, sản xuất, thu mua và phân phối các công cụ đối phó đại dịch. Theo WHO, con số 23,4 tỉ USD tài trợ cho ACT-A nhỏ hơn nhiều so với hàng nghìn tỉ USD thiệt hại kinh tế do đại dịch gây ra cũng như chi phí cho các kế hoạch hỗ trợ phục hồi kinh tế xã hội của các quốc gia.

Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa cho biết: “Không nơi nào có sự bất bình đẳng này rõ ràng hơn ở lục địa châu Phi, nơi chỉ có 8% dân số được tiêm một liều vaccine COVID-19”.

Tính đến nay, chỉ 0,4% số bộ xét nghiệm và 0,5% nguồn cung vaccine COVID-19 được sử dụng ở các quốc gia có thu nhập thấp, chiếm khoảng 9% dân số thế giới. Kế hoạch sắp tới của WHO là chuyển trọng tâm của chương trình ACT-A để giải quyết tình trạng thiếu hụt nguồn cung ở các nước thu nhập thấp.

Có thể bạn quan tâm:

Vaccine “phân hóa” tăng trưởng Đông Nam Á


Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày