Thế giới

Thế giới sắp có tàu chở hàng đầu tiên không thải CO2

Hải Miên Thứ Hai | 04/12/2023 21:01

Một nhà máy của Yara International ở Porsgunn, Na Uy. Ảnh: Reuters.

Vào tháng 7 vừa qua, ngành vận tải biển đã cam kết giảm lượng khí thải xuống mức 0 vào khoảng năm 2050.
Một nhà máy của Yara International ở Porsgunn, Na Uy. Ảnh: Reuters.

Theo một trong những công ty đứng sau dự án, tàu chở hàng đầu tiên trên thế giới gần như không tạo ra chất thải làm trái đất nóng lên chuẩn bị ra khởi vào năm 2026.

Theo CNN, con tàu mang tên Yara Eyde này dự kiến sẽ sử dụng amoniac sạch để vận hành, được cung cấp năng lượng bởi công ty sản xuất phân bón Yara International và các đối tác. Điều này đồng nghĩa với việc thải ra lượng carbon dioxide (CO2) ít hơn 95% so với tàu chạy bằng nhiên liệu hóa thạch thông thường.

Ông Svein Tore Holsether, chủ tịch kiêm giám đốc điều hành của công ty, kỳ vọng con tàu sẽ mở ra một tương lai mới đối với ngành vận tải biển trên con đường khử carbon.

Ông nói: “Đã đến lúc chấm dứt những cuộc nói chuyện dài hạn và những hứa hẹn sẽ làm gì vào năm 2040 và 2050, mà thay vào đó là sử dụng những công nghệ hiện có ngày nay và chứng minh rằng nó có hiệu quả”.

 

Theo Tổ chức Hàng hải Quốc tế, hoạt động vận chuyển chiếm gần 3% lượng khí thải CO2 và các loại khí nhà kính khác hàng năm trên toàn cầu.

Yara International, một trong những nhà sản xuất phân bón lớn nhất thế giới , đã hợp tác với công ty con Yara Clean Amoniac và Hãng container Biển Bắc của Na Uy để làm việc trên con tàu sẽ vận chuyển hàng hóa giữa Na Uy và Đức.

Đây không phải là nỗ lực đầu tiên để làm sạch cung đường vận chuyển. Vào năm 2021, Maersk, một trong những hãng vận tải biển lớn nhất thế giới,  đã công bố kế hoạch mua một số tàu chở hàng không thải carbon sẽ chạy bằng metanol điện tử hoặc metanol sinh học bền vững. Vào tháng 8 năm ngoái, công ty  cho biết họ sẽ hạ thủy con tàu trung hòa carbon đầu tiên vào quý I năm 2024.

Và vào tháng 7, ngành vận tải biển đã cam kết giảm lượng khí thải xuống mức 0 vào khoảng năm 2050, điều này có nghĩa là ít nhất sẽ loại bỏ khỏi khí quyển mức ô nhiễm mà ngành đã thải ra. Nhưng cam kết này đã bị một số chuyên gia khí hậu chỉ trích là không thỏa đáng khi đối mặt với cuộc khủng hoảng khí hậu đang leo thang.

Có thể bạn quan tâm:

Ấn Độ sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong vài năm tới

Nguồn CNN


Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày