Công Nghệ

Stablecoin: Khi tiền mã hóa bình ổn giá trị

Mai Hân Thứ Năm | 12/12/2019 19:00

Để ổn định giá, stablecoin được “neo” giá theo tiền pháp định, kim loại quý, một tiền mã hóa khác hay được kiểm soát bởi hợp đồng thông minh thay vì thế chấp. Hình: CB Insight.

Hiện nay, stablecoin ngày càng phổ biến nhờ vào những giá trị mang lại cũng như tiềm năng phát triển mạnh mẽ trong tương lai.
Để ổn định giá, stablecoin được “neo” giá theo tiền pháp định, kim loại quý, một tiền mã hóa khác hay được kiểm soát bởi hợp đồng thông minh thay vì thế chấp. Hình: CB Insight.

Xuất hiện từ năm 2018 trong tình hình đầy biến động của tiền mã hóa, stablecoin (tiền mã hóa bình ổn giá trị) được xem như một giải pháp mới cho các nhà đầu tư. Đến nay, stablecoin ngày càng phổ biến nhờ vào những giá trị mang lại cũng như tiềm năng phát triển mạnh mẽ trong tương lai.

Có thể nói sự biến động giá trị là đặc điểm nổi bật nhất mang lại độ nóng cho thị trường tiền mã hóa. Giá tiền mã hóa thay đổi từng ngày không thể nào dự đoán trước được, hoàn toàn trái ngược với giá trị tương đối ổn định của đồng tiền pháp định chúng ta sử dụng mỗi ngày.

Tiền pháp định giữ được giá trị bình ổn do được phát hành chính thức và được công nhận là đơn vị thanh toán chính thống. Ngược lại, do không nằm dưới quyền kiểm soát của bất kỳ cơ quan hành chính nào nên tiền mã hóa thường không được chấp nhận là đơn vị thanh toán hợp pháp tại nhiều quốc gia.

Đối với các nhà đầu tư tiền mã hóa chuyên nghiệp, sự lên xuống của tỉ giá, nếu được tận dụng khôn ngoan và đúng thời điểm, sẽ là một cách kiếm tiền “khủng” nhanh chóng. Tuy nhiên, từ góc nhìn của người dùng thông thường, sự biến động thường xuyên này đồng nghĩa với việc tiền mã hóa sẽ không bao giờ có thể thay thế được tiền tệ truyền thống. Vì vậy, tiền mã hóa cho đến nay vẫn chỉ được coi là một hình thức đầu cơ tương tự như cổ phiếu hay chứng khoán. Trước bối cảnh và nhu cầu thị trường, stablecoin (tiền mã hóa ổn định giá trị) đã xuất hiện và nhận được sự quan tâm từ cộng đồng blockchain.

Sự kết hợp hoàn hảo giữa tiền mã hóa và tiền pháp định?

Trước những biến động của tiền mã hóa, stablecoin xuất hiện như một giải pháp cứu cánh cho các nhà đầu tư. Hình: Internet.
Trước những biến động của tiền mã hóa, stablecoin xuất hiện như một giải pháp cứu cánh cho các nhà đầu tư. Hình: Internet.

Vào năm 2018, khi đa số các đồng tiền mã hóa đang trải qua đợt biến động nhất từng có, stablecoin xuất hiện như một giải pháp mới cho các nhà đầu tư đang mất niềm tin vào giá trị của thị trường.

Đây là loại tiền mã hóa mới với giá trị được “neo” theo tiền pháp định nhằm giảm thiểu nguy cơ biến động giá nhưng đồng thời vẫn đảm bảo sự minh bạch và an toàn của đồng tiền được phát hành trên blockchain. Số tiền pháp định thế chấp cho stablecoin sẽ được quản lý bởi tổ chức phát hành stablecoin và thường xuyên được kiểm định để đảm bảo yêu cầu pháp lý.

Đồng tiền này có thể được phát triển dưới dạng token trên các blockchain hợp đồng thông minh hoặc thậm chí trên các nền tảng blockchain 1.0 như Bitcoin. Stablecoin nổi tiếng nhất thị trường, Tether (USDT), hiện đang có mặt trên ba nền tảng khác nhau gồm Bitcoin (sử dụng giao thức Omni), Ethereum (ERC20) và TRON (TRC20). Sở hữu cộng đồng người dùng và lập trình viên đông đảo, mức độ phổ biến cao và đặc biệt là tương thích với nhiều ví và sàn giao dịch, Ethereum hiện đang là nền tảng có nhiều stablecoin nhất thị trường.

Cho đến nay, có khoảng hơn 200 dự án stablecoin đang có mặt trên thị trường. Phần lớn trong số đó được neo giá theo tiền pháp định, cụ thể là đồng USD. Theo CoinMarketCap, nổi bật nhất là Tether (USDT) đang dẫn đầu bảng xếp hạng - chiếm hơn 70% tổng số lượng giao dịch của các stablecoin “neo” giá USD với mức vốn hóa thị trường hơn 4 tỉ USD. Tether luôn giữ vững vị trí top 10 crypto hàng đầu thị trường và được bình chọn là đồng tiền có tỉ giá ổn định nhất. Với phần lớn các sàn giao dịch, stablecoin neo giá USD là một lựa chọn lý tưởng thay cho USD do khả năng giảm thiểu các vấn đề liên quan đến luật pháp của Hoa Kỳ.

Bên cạnh đó, xu hướng thế chấp stablecoin bằng một mặt hàng nhất định (điển hình là đồng DIAM của diamDEXX neo giá theo kim cương) hay một loại tiền mã hóa khác (ví dụ như token DAI của MakerDAO được thế chấp bằng Ether) cũng đang dần trở nên phổ biến.

Hình thức cuối cùng phải kể đến là stablecoin không thế chấp như Synthetix. Thay vì thế chấp bằng một tài sản khác, loại stablecoin này sử dụng thuật toán của hợp đồng thông minh để kiểm soát số lượng token lưu thông dựa trên sự thay đổi của thị trường. Phương pháp này cũng tương tự như cách mà các ngân hàng nhà nước phát hành tiền giấy để ổn định tỉ giá tiền tệ.

Tranh cãi và trở ngại

Do mối liên kết với tiền pháp định, stablecoin phải chịu kiểm soát bởi những quy định nghiêm ngặt về KYC/AML (xác minh danh tính/chống rửa tiền). Mặt khác, người dùng cũng đặt ra nhiều nghi vấn về vấn đề tài sản thế chấp hay uy tín của nhà phát hành đằng sau đồng tiền mã hoá này. Bản thân Tether, stablecoin nổi tiếng nhất thị trường, trong suốt quá trình hoạt động của mình cũng gặp phải vô số “scandal” liên quan đến các nghi vấn này.

Từ góc nhìn của chính phủ mà đặc biệt các cơ quan xây dựng luật chứng khoán, tranh cãi về quan điểm nên xếp stablecoin vào nhóm chứng khoán đã xuất hiện từ lâu nhưng đến nay vẫn chưa đi đến hồi kết thúc. Những vấn đề này đang là trở ngại lớn cho sự phát triển của cả stablecoin nói riêng và tiền điện tử nói chung.

Triển vọng phát triển

Stablecoin hiện có triển vọng phát triển sâu rộng trên thị trường tiền mã hóa. Hình: Investor’s Business Daily.
Stablecoin hiện có triển vọng phát triển sâu rộng trên thị trường tiền mã hóa. Hình: Investor’s Business Daily.

Cuộc đua staking stablecoin đang nóng dần lên trong giới đầu tư thế giới. Mặt khác, thị trường thanh toán toàn cầu đang bùng nổ dự kiến ​​sẽ tăng lên 2.700 tỉ USD vào năm 2023 từ 1.900 tỉ USD năm 2018, theo McKinsey & Co., bao gồm các điểm mua bán, thanh toán hóa đơn, chuyển tiền điện tử và tất cả các hình thức thanh toán khác.

Trong thanh toán, chỉ riêng thanh toán xuyên biên giới đã chiếm tới 230 tỉ USD. Đây cũng chính là mục tiêu phát triển cho tiền mã hóa nói chung, stablecoin nói riêng. Một thực trạng hiện nay cho thấy, các doanh nghiệp không thể chuyển tiền trực tiếp giữa các ngân hàng ở các quốc gia khác nhau. Thay vào đó, họ phải thông qua các ngân hàng đại lý, có mối quan hệ với cả ngân hàng gửi và nhận. Giao dịch mất 3 đến 5 ngày để thực hiện. Goldman Sachs ước tính phí giao dịch và trao đổi tiền tệ chiếm trung bình 4% - 4,5% khối lượng tổng phí giao dịch. Ngược lại, tiền mã hóa có thể thực hiện giao dịch gần như ngay lập tức, cắt giảm khâu trung gian và cắt giảm chi phí.

 

 Thêm vào đó, sự biến động về tỉ giá của các loại tiền mã hóa thông thường khiến chúng không thể trở thành đơn vị tiền tệ thanh toán chính thức. Do đó, stablecoin với khả năng giải quyết tất cả các vấn đề trên được dự đoán sẽ là sự lựa chọn cho giao dịch thanh toán tương lai. Nhà phân tích Moshi Katri từ Wedbush Securities cho biết, thanh toán từ doanh nghiệp đến doanh nghiệp "sẽ là hạng mục dễ dàng thâm nhập, có tác động thay đổi đáng kể cũng như sớm nhất đối với stablecoin".

Thực tế, người dùng stablecoin DAI có thể thanh toán đồng tiền mã hóa này tương tự như đồng EUR tại bất cứ điểm thanh toán chấp nhận thẻ VISA. Hay Tether USDT - stablecoin hàng đầu hiện nay đang được xem xét sử dụng để thanh toán bởi các tổ chức thương mại điện tử là những tin tức thể hiện triển vọng của stablecoin thời gian tới.

Dù vậy, hành lang pháp lý sẽ luôn là một thử thách quan trọng không chỉ riêng với tiền mã hóa mà còn là với mọi công nghệ mới. Bỏ qua những nghi vấn và tranh cãi về Tether, stablecoin này vẫn đang là đồng tiền mà nhiều nhà đầu tư lựa chọn. Hơn thế nữa, sự ra mắt của BUSD - stablecoin neo giá USD của Binance, hay Libra - stablecoin với vai trò là tiền mã hóa chính thức của Facebook là những dấu hiệu đáng chú ý cho thấy loại tiền mã hóa bình ổn giá trị này thật sự có tiềm năng phát triển mạnh mẽ. Những phát minh này đang góp phần nâng cao niềm tin của công chúng dành cho stablecoin và thúc đẩy thêm nhiều công ty danh tiếng khác tham gia vào ngành blockchain nói chung.

Tương lai phát triển và đặc biệt là cách mà các dự án stablecoin vượt qua rào chắn về mặt pháp lý vẫn còn là một ẩn số mà chúng ta phải chờ đợi. Tuy nhiên, ít nhất, có thể chắc chắn những dự án với quy trình kiểm toán chuyên nghiệp sẽ xây dựng được danh tiếng và lòng tin từ cộng đồng.

Infinito Wallet: Ứng dụng ví hàng đầu cho stablecoin

Infinito Wallet hiện đang hỗ trợ các stablecoin nổi tiếng nhất như USDT, EOSDT, DAI, TUSD, EURS, BGBP và rất nhiều stablecoin được yêu thích khác.
Infinito Wallet hiện đang hỗ trợ các stablecoin nổi tiếng nhất như USDT, EOSDT, DAI, TUSD, EURS, BGBP và rất nhiều stablecoin được yêu thích khác.

Với khả năng hỗ trợ hơn 2.000 loại crypto như BTC, ETH, ADA, EOS, NEO, ONT, LTC, BCH, ETC, DASH, DOGE, GAS, ONG, BNB và tất cả các token phát triển trên ETH ERC20, NEO NEP-5 và EOS; cùng với các tính năng bảo mật vượt trội, Infinito Wallet được đánh giá là một trong những ví tiền điện tử hàng đầu thế giới. Infinito Wallet hiện đang hỗ trợ các stablecoin nổi tiếng nhất như USDT (trên cả 3 nền tảng), EOSDT, DAI, TUSD, EURS, BGBP và rất nhiều stablecoin được yêu thích khác.

Chia sẻ về sự phát triển của stablecoin, ông Jack Thắng Nguyễn, Giám đốc Dự án Infinito, cho biết: “Stablecoin đã góp phần đơn giản hóa quá trình giao dịch tiền mã hóa và phổ biến công nghệ này đến nhiều nhóm đối tượng với mục đích sử dụng đa dạng. Là ví tiền điện tử hàng đầu, Infinito Wallet cho phép người dùng lưu trữ, giao dịch và chuyển đổi tất cả các loại tài sản số dễ dàng chỉ trong một ứng dụng duy nhất. Trong thời gian sắp tới, Infinito Wallet sẽ cho phép người dùng mua tiền mã hóa bằng thẻ tín dụng. Đây sẽ là một bước tiến trong việc kết nối tiền pháp định và tiền mã hóa, đưa tài chính phi tập trung đến gần với mọi người hơn”.

Bên cạnh các tính năng cơ bản phục vụ nhu cầu lưu trữ và giao dịch tài sản của người dùng, Infinito còn phát triển thêm nhiều tính năng tiên tiến khác như chuyển đổi tiền mã hóa, kho ứng dụng blockchain bao gồm nhiều ứng dụng DeFi như sàn giao dịch phi tập trung, dịch vụ vay mượn tiền mã hóa...  và rất nhiều chương trình tặng thưởng hấp dẫn cho người dùng.

Về Infinito

Infinito cung cấp cho người dùng giải pháp quản lý tài sản mã hóa một cách an toàn, tận hưởng những ứng dụng yêu thích và thanh toán chỉ với vài bước đơn giản. Là một nền tảng phát triển và hỗ trợ ứng dụng có quy mô lớn nhất, Infinito còn hỗ trợ quá trình phát triển, kết nối các ứng dụng blockchain với cộng đồng người dùng và mang lại trải nghiệm thanh toán bằng tiền mã hóa một cách dễ dàng.

Theo dõi Infinito qua:

-Website: www.infinitowallet.io

– Telegram: https://t.me/infinitowalletvn

– Facebook: https://www.facebook.com/InfinitoWallet

– Twitter: https://twitter.com/Infinito_Ltd

–YouTube: https://www.youtube.com/channel/UCc8s67KYZ1AHZRUqJLLFc0g

– Google+: https://plus.google.com/u/0/+InfinitoWallet

– Medium: https://medium.com/@infinitoLtd

– Reddit: https://www.reddit.com/r/infinitowallet/

– LinkedIn: https://www.linkedin.com/company/infinitoservices/


Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày