Làn sóng đổ bộ của Trung Quốc vào thị trường chip ở phương Tây

Tuy nhiên, chính phủ Mỹ, châu Âu và Nhật Bản đều đang tranh luận về cách đối phó với tình trạng dư thừa sản lượng chip của Trung Quốc. Ảnh: Getty Images.
Không còn là chủ đề trò chuyện của riếng các nhà kinh tế, dư thừa công suất chip từ Trung Quốc đã xuất hiện trong cuộc tranh luận chính sách của G7.Trong cuộc họp báo cáo thu nhập hàng quý gần đây, giám đốc điều hành của Công ty Quốc tế Sản xuất Bán dẫn Thượng Hải (SMIC), nhà sản xuất chip hàng đầu của Trung Quốc, đã dự kiến sẽ có tình trạng dư thừa nguồn cung các loại chất bán dẫn. Đồng thời cho biết công ty sẽ chỉ tăng chi tiêu vốn lên 7,5 tỉ USD.
![]() |
Nghe có vẻ phản logic kinh doanh, song các nhà sản xuất chip Trung Quốc lại đang gia tăng sản xuất mặc dù thừa cung, nhờ vào các khoản trợ cấp hào phóng. Theo một công ty tư vấn, công suất sản xuất chip của nước này sẽ tăng 60 % trong 3 năm tới và có thể tăng gấp đôi trong 5 năm tới. Do những hạn chế của phương Tây đối với việc xuất khẩu thiết bị sản xuất chip sang Trung Quốc có nghĩa là nước này không thể sản xuất chip xử lý tiên tiến nhất, nên phần lớn sản phẩm này sẽ là chip xử lý nền tảng, được sử dụng rộng rãi trong ô tô, hàng gia dụng và thiết bị tiêu dùng.
Trước bối cảnh đó, không có gì ngạc nhiên khi các nhà hoạc định chính sách thương mại lo lắng rằng một số loại chip Trung Quốc nhất định có thể tràn ngập thị trường. Giám đốc điều hành của TSMC, nhà sản xuất chip hàng đầu thế giới đến từ Đài Loan, gần đây đã nhấn mạnh mối lo ngại về tình trạng dư thừa công suất ở các phân khúc cơ bản. Các CEO công ty chip khác cũng đồng quan điểm. Nhiều nhà phân tích cũng có cái nhìn tương tự về khoản đầu tư khổng lồ của Trung Quốc vào các tấm pin mặt trời, họ lo ngại rằng đầu tư sản xuất chip của nước này sẽ khiến giá cả - và lợi nhuận của các công ty phương Tây sụt giảm.
Cho đến gần đây, rủi ro dư thừa công suất là chủ đề chỉ được thảo luận giữa các quan chức kinh tế và luật sư thương mại. Thì giờ đây, nó đã đạt đến cấp độ cao nhất trong cuộc tranh luận về chính sách của G7. Vào ngày 8/1, nghị sĩ Đảng Cộng hòa Mike Gallagher đã kêu gọi chính quyền Tổng thống Biden sử dụng thuế quan nếu cần thiết để ngăn chặn Trung Quốc đạt được đòn bẩy khổng lồ dựa trên nền kinh tế thế giới.
![]() |
Ông Mike Gallagher cho rằng chính quyền tổng thống Joe Biden cần sớm đưa ra quyết định cấm xuất khẩu chip và công nghệ sản xuất bán dẫn cho Trung Quốc, cụ thể là Huawei và hãng chip SMIC. Ảnh: Getty Images. |
Tuy nhiên, vẫn chưa rõ phân khúc nào có thể bị dư thừa công suất, theo FT. Có nhiều loại chip nền tảng, được sản xuất tại các nhà máy chế tạo khác nhau, với các vật liệu khác nhau, bởi các công ty khác nhau. Không có gì đảm bảo rằng các công ty Trung Quốc sẽ giành được thị phần trong mọi lĩnh vực. Ví dụ, tình trạng thiếu hụt trầm trọng trong thời kỳ đại dịch đã khiến một số nhà sản xuất ô tô phương Tây ký các thỏa thuận cung cấp dài hạn, vì vậy họ ít có khả năng mua thêm từ các nhà cung cấp Trung Quốc ngay cả khi giá của quốc gia này thấp hơn.
Tuy nhiên, chính phủ Mỹ, châu Âu và Nhật Bản đều đang tranh luận về cách đối phó với tình trạng dư thừa sản lượng chip của Trung Quốc. Và các quốc gia này phải đưa ra sự đánh đổi phức tạp. Thuế quan là công cụ thông thường để giải quyết vấn đề bán phá giá, nhưng phương Tây không trực tiếp nhập khẩu khối lượng lớn chip Trung Quốc; mà lượng chip này được lắp đặt bên trong các thiết bị đã hoàn thiện. Không những vậy, các chip nền tảng thường chiếm một phần rất nhỏ trong giá thành sản phẩm. Một số công ty thậm chí còn không biết nguồn gốc của những con chip bên trong linh kiện của mình. Do sự phức tạp về hành chính của thuế quan, các quan chức đang tìm kiếm các giải pháp thay thế. Một cách tiếp cận khác là trợ cấp cho việc sử dụng chip không phải của Trung Quốc, mặc dù điều này sẽ đòi hỏi các chính phủ phải tìm nguồn vốn mới.
Lựa chọn thứ hai là hạn chế khả năng tiếp cận thị trường của các công ty Trung Quốc cụ thể. Theo đó, SMIC đã sản xuất bộ xử lý điện thoại thông minh 7nm gây tranh cãi của Huawei (đã bị cấm) và bộ thương mại đang chính thức điều tra xem liệu việc làm như vậy có vi phạm luật Mỹ hay không. Nếu vậy, những người có lập trường "chĩa mũi dùi" về Trung Quốc sẽ yêu cầu hình phạt cứng rắn (mặc dù các doanh nghiệp phương Tây vẫn hợp tác với SMIC sẽ vận động để được khoan hồng) trước Quốc họi.
Cuối cùng, chip Trung Quốc có thể bị cấm trong các trường hợp quan trọng. Các cơ quan tình báo đã không ngừng lo lắng về việc chèn mã độc và chip tinh vi vào các thiết bị, có thể gây ảnh hưởng đến an ninh quốc gia. Theo đó, bất cứ thứ gì từ thiết bị y tế đến xe điện đều có thể được coi là cơ sở hạ tầng quan trọng.
Trong khi đó, người châu Âu nhìn vấn đề dư thừa công suất chủ yếu qua lăng kính tổn hại thương mại chứ không phải an ninh, vì vậy họ sẽ từ chối bất kỳ phản ứng nào mà họ cho là không tuân thủ các quy tắc của Tổ chức Thương mại Thế giới. Những người không ủng hộ Trung Quốc ở Mỹ và Nhật Bản thì tập trung hơn vào các tác động an ninh. Trên thực tế, họ không mấy lo ngại về việc cấm Huawei khỏi cơ sở hạ tầng viễn thông và sẽ tiến hành bằng cách cấm các chip Trung Quốc “không đáng tin cậy” khỏi các lĩnh vực quan trọng.
Tuy nhiên, lệnh cấm toàn diện có thể không cần thiết nếu các công ty phương Tây không muốn mua chip Trung Quốc. Nghị sĩ Gallagher đã công khai mối quan ngại của mình về các khoản trợ cấp của Trung Quốc, một phần để thúc đẩy chính quyền Tổng thốngBiden hành động. Nhưng các CEO cũng cần phân tích kỹ lưỡng các tuyên bố của ông Gallagher. Trong khi đó, Ủy ban Hạ viện đã triệu tập giám đốc điều hành của một số nhà sản xuất chip lớn của Mỹ để làm chứng về mối quan hệ của họ với Trung Quốc. Khi các chính phủ tăng cường điều tra về tình trạng dư thừa công suất sắp xảy ra ở Trung Quốc, các công ty ở nơi khác sẽ nhận ra rằng họ cũng có thể được yêu cầu giải thích những tác động an ninh khi phụ thuộc vào chip Trung Quốc giá rẻ.
Có thể bạn quan tâm: Chi tiêu cho năng lượng sạch toàn cầu đạt mức 1,8 nghìn tỉ USD
Nguồn FT
Theo dõi Nhịp Cầu Đầu Tư