Kinh Doanh

Các doanh nghiệp thép có duy trì được quy mô lợi nhuận trong năm 2022?

Việt Hà Thứ Ba | 15/03/2022 17:02

Kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp thép còn được hỗ trợ bởi giá bán thép và giá thành sản xuất thép. Ảnh: TL.

Hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thép đang chịu tác động của tình hình vĩ mô thế giới.
Kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp thép còn được hỗ trợ bởi giá bán thép và giá thành sản xuất thép. Ảnh: TL.

Năm 2021 được xem là năm thành công rực rỡ của ngành thép khi phần lớn các doanh nghiệp đều đạt mức tăng trưởng mạnh về doanh thu và lợi nhuận, một phần nhờ vào sự bùng nổ của giá thép. 

Ngành thép trong 2 tháng đầu năm 2022 đã có những chuyển biến tích cực. Giá thép từ thời điểm cuối năm 2021 đến tháng 2/2022 đã quay trở lại ở mức cao như trước, đặc biệt là tại khu vực châu Âu. Ngoài ra, tiêu thụ thép trong nước và xuất khẩu thép ra nước ngoài trong 2 tháng đầu năm 2022 tiếp tục duy trì tình hình khả quan. Đặc biệt tại thị trường xuất khẩu.

 

Theo góc nhìn của Công ty Chứng khoán Vietcombank (VCBS), chiến tranh giữa Ukranie và Nga có thể làm gián đoạn nguồn cung ứng thép trên thế giới, dẫn tới thiếu hụt nguồn cung và làm tăng giá thép. Nga là nước xuất khẩu thép lớn trên thế giới, đặc biệt tại thị trường châu Âu (chiếm 15% thị phần xuất khẩu vào EU, cùng với 2 nước có liên quan là Ukraine và Belarus thì tổng xuất khẩu thép của 3 nước này vào EU chiếm 38%). 

 

Do đó, VCBS cho rằng khi thế giới bắt đầu triển khai các biện pháp trừng phạt Nga sẽ dẫn tới việc thiếu hụt mạnh nguồn cung trong khi nhu cầu thép vẫn đang hồi phục nhanh trong 2022 sau đại dịch COVID. Điều này sẽ tạo cơ hội cho các nhà sản xuất xuất khẩu thép từ các thị trường khác, tiêu biểu như Nam Kim, Hoa Sen với tăng trưởng doanh thu trong năm 2021 chủ yếu đến từ xuất khẩu sang thị trường EU.

Thêm vào đó, kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp thép còn được hỗ trợ bởi giá bán thép và giá thành sản xuất thép do giá các mặt hàng năng lượng tăng cao, Nga cũng là nước xuất khẩu các mặt hàng năng lượng quan trọng trên thế giới. Hiện nay giá dầu, giá khí và giá than đang tăng rất nhanh và gần như quay lại mức đỉnh cũ lập ra trong năm 2021, điều này khiến cho giá thành sản xuất thép tăng trở lại. 

Ngoài ra, nếu các lệnh trừng phạt nhằm vào hoạt động xuất khẩu năng lượng của Nga thì sẽ làm thiếu hụt nguồn cung cấp năng lượng cho châu Âu. Việc giá thép quay trở lại sẽ giúp các nước có chi phí sản xuất thép thấp như Việt Nam được hưởng lợi, và giá thép tăng sẽ giúp các doanh nghiệp Nam Kim, Hoa Sen và Hòa Phát. 

VCBS  đánh giá cao khả năng các doanh nghiệp Nam Kim, Hoa Sen và Hòa Phát có thể tiếp tục duy trì được quy mô doanh thu và lợi nhuận sang năm 2022 dựa trên việc giá thép đang quay trở lại với nguyên nhân chính đến từ xung đột giữa Nga và Ukraine. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng hiện EU vẫn áp thuế nhập khẩu thép dựa trên quota xuất khẩu cho nên tăng trưởng về sản lượng xuất khẩu của Việt Nam trong 2022 sẽ không còn cao như 2021. 

(*) GPM  là viết tắt của từ Gross Processing Margin (Biên lợi nhuận gộp)

Cổ phiếu phân bón hưởng lợi


Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày