Thị trường chứng khoán 2023: Cơ hội tốt để đầu tư dài hạn

Nhà đầu tư chứng khoán tại Việt Nam bước sang năm mới với không ít lo âu sau khi trải qua một năm thị trường đầy biến động. Năm ngoái, chỉ số VN-Index đã giảm 32,8% do tác động từ các yếu tố tiêu cực từ cả trong lẫn ngoài nước, niềm tin của nhà đầu tư cũng bị ảnh hưởng nặng nề bởi những vi phạm của các tập đoàn lớn trên thị trường và rủi ro từ thị trường trái phiếu doanh nghiệp. Tuy nhiên, khởi đầu năm 2023, thị trường ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực tạo đà phục hồi và theo như các chuyên gia, định giá của thị trường chứng khoán đang ở vùng thấp trong 10 năm trở lại đây và hấp dẫn cho nhà đầu tư có tầm nhìn dài hạn.
Những tín hiệu lạc quan cho thị trường
Đầu tiên, lạm phát toàn cầu nhiều khả năng đã qua đỉnh. Chỉ số hàng hóa toàn cầu của Bloomberg đã lập đỉnh vào tháng 6/2022, và giảm khoảng 16% tính đến cuối năm 2022. Lạm phát của Mỹ cũng lập đỉnh 9,1% vào tháng 6/2022, từ đó bắt đầu giảm dần theo xu hướng tháng sau thấp hơn tháng trước.
Kế đến, các ngân hàng trung ương sẽ bớt quyết liệt hơn trong chính sách thắt chặt tiền tệ. Trong năm 2022, Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đã tăng lãi suất 7 lần, từ mức 0%-0,25% lên mức 4,25%-4,5%. Fed có thể sẽ tiếp tục tăng lãi suất trong năm 2023, nhưng mức tăng sẽ ít hơn nhiều so với năm 2022 do áp lực về lạm phát đã giảm xuống.
![]() |
Giới đầu tư chuyên nghiệp tại Việt Nam cũng rất lạc quan về triển vọng thị trường, đặc biệt là đối với các quỹ có nền tảng tốt nhờ hiệu quả đầu tư những năm qua như VinaCapital. |
Ngoài ra, áp lực về lãi suất và tỷ giá trong nước cũng đã giảm đáng kể. Lãi suất liên ngân hàng đã giảm về vùng 3-4% vào cuối năm 2022. Cũng trong tháng 12/2022, các tổ chức tín dụng đã thống nhất áp dụng mức lãi suất huy động tối đa 9,5% cho tất cả các kỳ hạn, trong khi trước đó, có một số ngân hàng đã đẩy lãi suất huy động lên mức 11-12%. Với xu hướng đồng USD yếu đi kể từ tháng 9/2022 (chỉ số DXY giảm 9% kể từ tháng 9/2022 đến cuối năm 2022), áp lực về tỷ giá đã giảm đáng kể.
Năm 2023, hoạt động đầu tư công trong nước cũng sẽ được đẩy mạnh. Quốc hội đã thông qua kế hoạch đầu tư công năm 2023 với tổng vốn trên 700.000 tỉ đồng, tăng khoảng 25% so với kế hoạch năm 2022 và khoảng 61% so với số ước thực hiện năm 2022. Chính phủ đang rất quyết liệt trong việc đẩy nhanh tiến độ các dự án cơ sở hạ tầng. Đây chắc chắn là một động lực tốt cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm nay, bên cạnh việc Trung Quốc mở cửa trở lại nền kinh tế.
Cơ hội tốt để đầu tư dài hạn 3-5 năm
Năm 2022 đầy biến động đã khiến thị giá nhiều cổ phiếu sụt giảm đáng kể, nhưng cũng tạo ra định giá rất hấp dẫn cho thị trường chứng khoán hiện tại. Thống kê cho thấy vào thời điểm cuối năm 2022, chỉ số VN-Index đang được giao dịch ở mức P/E cho năm 2023 khoảng 10 lần, thuộc vào vùng định giá rẻ nhất trong vòng 10 năm trở lại đây. Mức P/E này cũng thấp hơn khoảng 30% so với các thị trường mới nổi trong khu vực ASEAN. Các nhà đầu tư nước ngoài đã thấy được sự hấp dẫn này và đã mua ròng khoảng 1,3 tỉ USD trong tháng 11 và 12/2022.
Năm nay, kết quả kinh doanh của các công ty niêm yết có thể bị ảnh hưởng bởi tăng trưởng chậm lại của xuất khẩu, tiêu dùng và áp lực lãi suất vẫn còn cao. Dự báo tăng trưởng lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu (EPS) của chỉ số VN-Index có thể về mức một con số. Tuy nhiên, từ năm 2024, khi áp lực lạm phát không còn, các ngân hàng trung ương trên thế giới có thể nới lỏng chính sách tiền tệ để kích thích kinh tế, đồng thời các khó khăn và thách thức trong nội tại của nền kinh tế Việt Nam đã được giải quyết, tăng trưởng EPS của thị trường chứng khoán nhiều khả năng sẽ quay trở lại mức hai con số.
![]() |
Giới đầu tư chuyên nghiệp tại Việt Nam cũng rất lạc quan về triển vọng thị trường, đặc biệt là đối với các quỹ có nền tảng tốt nhờ hiệu quả đầu tư những năm qua như VinaCapital. Trong giai đoạn 2020-2022, các quỹ mở do VinaCapital quản lý chủ động đều dẫn đầu thị trường về tổng lợi nhuận mang lại cho nhà đầu tư và vượt xa chỉ số tham chiếu VN-Index. Cụ thể, tính đến ngày 31/12/2022, lợi nhuận trung bình 3 năm gần nhất của VINACAPITAL-VESAF đạt 16,6%/năm, theo sau là VINACAPITAL-VEOF với mức lợi nhuận 12,7%/năm. Cả hai quỹ cổ phiếu này đều đạt hiệu suất vượt xa chỉ số tham chiếu VN-Index (có mức tăng trung bình 3 năm gần nhất là 1,6%/năm). Quỹ cân bằng VINACAPITAL-VIBF ghi nhận mức lợi nhuận trung bình 3 năm gần nhất là 10,9%/năm, vượt trội so với chỉ số tham chiếu là 3,6%/năm. Quỹ trái phiếu VINACAPITAL-VFF cũng đạt mức lợi nhuận trung bình 3 năm gần nhất là 7,1%/năm, trong khi chỉ số tham chiếu đạt 5,3%/năm.
Có thể nói, điểm sáng về kinh tế của Việt Nam trong 3-5 năm tới cùng triển vọng về nâng hạng thị trường chứng khoán sẽ là động lực quan trọng để thu hút dòng tiền của nhà đầu tư cả trong lẫn ngoài nước. Quy mô của thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ còn mở rộng nhờ vào thanh khoản tăng lên và vẫn còn nhiều doanh nghiệp có khả năng niêm yết mới trong những năm tới. Nền kinh tế và thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn đang ở trong giai đoạn tăng trưởng cao trong ít nhất 5 năm tới, vì thế các nhà đầu tư trong và ngoài nước không nên bỏ qua cơ hội này.
Theo dõi Nhịp Cầu Đầu Tư