Thế giới

ILO: Số lao động thất nghiệp toàn cầu tiếp tục tăng cho đến năm 2019

Thứ Tư | 28/05/2014 09:50

Nước mới nổi đầu tư vào việc làm có chất lượng và hệ thống bảo hiểm xã hội có tỷ lệ tăng trưởng cao hơn 1% so với các nước khác.
Thất nghiệp tăng do ảnh hưởng từ khủng hoảng kéo dài

Theo "Báo cáo về lao động toàn cầu năm 2014" vừa được Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) công bố hôm qua 27/3, tỷ lệ tăng trưởng kinh tế đã giảm xuống 3% trong năm 2013 so với 3,2% trong năm 2012 và thấp hơn mức độ tăng trưởng đạt được trước khủng hoảng (trung bình 4,2% trong giai đoạn 2000-2007).

Tăng trưởng giảm sút khiến cho tình trạng thất nghiệp trên toàn cầu diễn ra nghiêm trọng hơn. Trong năm 2013, số người thất nghiệp đã tăng gần 4 triệu người so với năm 2013, qua đó nâng tổng số người thất nghiệp trên toàn cầu lên gần 200 triệu người (199,8 triệu người).

Diễn biến của tình hình thất nghiệp không đồng đều giữa các khu vực. Trong khi các nền kinh tế pahts triển có tỷ lệ thất nghiệp tương đối cao - trung bình đạt khoảng 8,5% năm 2013 (so với 5,8% năm 2007), thì các nền kinh tế đang phát triển có tỷ lệ thất nghiệp tăng với tốc độ chậm hơn, khoảng 5,4%. Theo ILO, đây là tỷ lệ tương đối gần với mức mà các nền kinh tế đang phát triển đã đạt được thời kỳ trước khủng hoảng.

Tuy nhiên, theo dự báo của ILO, tình hình thất nghiệp tại 185 quốc gia trên thế giới sẽ không được cải thiện trước năm 2019, với số người thất nghiệp sẽ tăng nhẹ chủ yếu do sự giảm sút việc làm tại khu vực Đông Á và Đông Nam Á trong những năm tới.

gafin

Cụ thể, ILO ước tính: "Từ nay đến năm 2019, số người thất nghiệp sẽ đạt đến 213 triệu người". Trong năm 2014 này, số người thất nghiệp tăng lớn nhất sẽ diễn ra tại Trung Âu, Đông Nam Âu và các nước thuộc khối Xô-viết cũ.

Để giải quyết vấn đề trên, tổng giám đốc ILO - Guy Ryder nhấn mạnh đến sự cần thiết phải tái cân bằng chính sách việc làm. Theo Guy Ryder, nếu toàn cầu hóa thương mại liên quan đến những người lao động tại châu Âu thì nó cũng có thể tác động tiêu cực đến tăng trưởng tại các quốc gia mới nổi và "phát triển không chỉ đơn giản là kết quả của những yếu tố như giá trị xuất khẩu, thương mại tự do và đầu tư trực tiếp nước ngoài".

Trên thực tế, những quốc gia mới nổi đã đầu tư vào việc làm có chất lượng cao và tăng cường hệ thống bảo hiểm xã hội từ năm 2007 đã gặt hái được kết quả tốt, với tỷ lệ tăng trưởng cao hơn, gần 1% so với các quốc gia mới nổi khác. Ví dụ tại Senegal, tỷ lệ lao động đã tăng từ 12% (năm 1991) lên 26% (năm 2013), năng suất lao động tăng 0,5%/năm và tỷ lệ lao động nghèo đã giảm 34% trong cùng thời kỳ.

Đa dạng hóa nền kinh tế - đa dạng hóa việc làm

Ngoài ra, tổng giám đốc ILO cũng nhấn mạnh, trong bối cảnh khủng hoảng kéo dài, các quốc gia mới nổi có tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào việc xuất khẩu hai hoặc ba mặt hàng sẽ phải đa dạng hóa nền kinh tế.

Raymond Torres - giám đốc nghiên cứu tại ILO giải thích rằng: "Chúng tôi có thể giúp đỡ những quốc gia này bằng cách tài trợ cho hệ thống giáo dục, phù hợp với mục tiêu phát triển thiên niên kỷ cho năm 2015, nhưng trong bối cảnh hiện nay, trước tiên cần phải giúp đỡ các quốc gia này đã dạng hóa sản xuất ... Nếu chỉ đầu tư vào giáo dục thì tốt hơn là nên tạo ra những sinh viên tốt nghiệp có việc làm".

Nếu đa dạng hóa việc làm và trình độ lao động không được đảm bảo, thất nghiệp trong giới trẻ sẽ tiếp tục tăng cùng với những rủi ro chính trị đáng quan ngại. Hiện nay, 1/3 người trong độ tuổi lao động không thể tìm được việc làm tại Trung Đông và Bắc Phi.

Hệ quả thứ hai bên cạnh rủi ro chính trị đó là việc, các lao động trẻ này buộc phải di cư để tìm kiếm việc làm. Sự dịch chuyển này chủ yếu sẽ hướng đến các quốc gia có nền kinh tế mới nổi - nơi có đến 90% việc làm sẽ được tạo ra trong vòng 5 năm tới (theo ước tính của ILO).

Moazam Mahmood - trợ lý giám đốc nghiên cứu của ILO cho biết thêm: "Ngay bây giờ, làn sóng di cư Nam-Nam (tức giữa các nước đang phát triển với nhau) đang bùng nổ và thêm vào đó, nhiều người lao động cũng rời khỏi các nền kinh tế phát triển, đặc biệt là những quốc gia châu âu chìm trong khủng hoảng kéo dài, để đến làm việc tại các quốc gia đang phát triển".

Nguồn Theo DVO/ILO


Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày