Thế giới

Mỹ và Trung Quốc sẽ như thế nào nếu không có thỏa thuận thương mại sơ bộ?

Hà Linh Thứ Sáu | 13/12/2019 15:29

Ảnh: Reuters

Nếu hai cường quốc kinh tế không đạt không đạt được thỏa thuận sơ bộ, thì 160 tỷ USD hàng Trung Quốc sẽ gánh mức thuế 15% trong vài ngày tới.
Ảnh: Reuters

Nếu Tổng thống Mỹ Donald Trump không tiến tới thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 với Trung Quốc, thì 160 tỷ USD hàng hóa của nước này sẽ gánh chịu mức thuế 15%. Tuy nhiên, ông Trump đã có nhiều lý do để trì hoãn đợt áp thuế này.

Ngày 1/9, chính quyền Trump áp vòng thuế quan thứ 4 lên hàng hóa Trung Quốc. Theo đó, Mỹ sẽ áp mức thuế 15% lên hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc trị giá 110 tỷ USD, bao gồm cả hàng tiêu dùng như quần áo và giày dép.

Cho đến nay, chính quyền Trump đã áp thuế đối với hàng hóa trị giá 360 tỷ USD của Trung Quốc và với vòng thuế quan cuối cùng được thực hiện, gần như tất cả hàng nhập khẩu của Trung Quốc sẽ phải chịu mức thuế bổ sung.

Quyết định cuối cùng về việc có áp vòng thuế quan thứ 5 hay không thuộc về Tổng thống.

Ông Trump rất quan tâm đến một thỏa thuận thương mại "giai đoạn một". Theo đó các mức thuế sẽ được giữ trong khi Washington và Bắc Kinh cố gắng loại bỏ sự khác biệt của họ. Các nhà quan sát cho rằng ông Trump tránh các mức thuế quan gây thiệt hại cho người tiêu dùng Mỹ.

Trung Quốc
Trung Quốc sẽ miễn một số thuế đối với thịt lợn và đậu nành của Mỹ. Ảnh: Reuters

Mỹ sẽ bị ảnh hưởng như thế nào?

Apple đã phải chịu thiệt hại nhiều nhất từ thuế quan, do nhà máy sản xuất tại Trung Quốc chiếm tới 40% số iPhone được bán ở Mỹ.

Một câu hỏi lớn là các công ty tăng chi phí sẽ có thể chuyển cho khách hàng bao nhiêu. Tăng giá, thậm chí tăng dần, có thể làm giảm nhu cầu trong một thị trường trọng điểm, trong khi hầu hết các nhà cung cấp ở Trung Quốc có rất ít lợi nhuận để giảm giá.

Tuy nhiên, Apple vẫn có thể lạc quan, vì sự miễn trừ thuế quan với iPhone có thể được cấp ngay cả khi Bắc Kinh và Washington không đạt được thỏa thuận tạm thời trước 15/12.

Trung Quốc đang chuẩn bị cho thuế quan như thế nào?

Theo tính toán của USB, các mức thuế bổ sung có thể cắt giảm từ 0,5% đến 0,7% từ GDP của Trung Quốc.

Trong khi đó, sự phục hồi trong nhu cầu nội địa của Trung Quốc dường như không có khả năng mặc dù nhập khẩu của nước này đã tăng trong tháng 11, theo Nomura.

Để giảm bớt tác động của một cuộc chiến thương mại kéo dài, Trung Quốc nên đẩy mạnh cải cách thị trường vốn và mở cửa thị trường, Wang Han, một nhà kinh tế tại Công ty Chứng khoán cho biết.

Bắc Kinh đã hành động trên mặt trận này. Tháng trước, chính phủ đã công bố các biện pháp tiếp theo để giảm bớt các hạn chế đối với các tổ chức tài chính nước ngoài và Luật Đầu tư nước ngoài sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1. Động thái này hứa hẹn việc tiếp cận thị trường dễ dàng hơn.

Các công ty Mỹ ở nước ngoài sẽ chịu thiệt hại

Làn sóng dịch chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc nhằm né thuế quan của Mỹ. Ảnh:
Làn sóng dịch chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc nhằm né thuế quan của Mỹ. Ảnh: cnsourcelink.com.

Các nhà sản xuất điện tử lớn đang đa dạng hóa sản xuất ra bên ngoài Trung Quốc.

Nhà cung cấp lớn của Apple là Foxconn đã tăng đầu tư vào Đài Loan, Ấn Độ và Việt Nam, trong khi đối thủ nhỏ hơn là Pegatron bắt đầu vận hành một nhà máy mới ở Indonesia trong năm nay để sản xuất các sản phẩm mạng đã chịu thuế quan của Mỹ.

Nikkei Asian Review cho biết rằng, gần đây, Pegatron đã thuê một nhà máy ở Việt Nam và bắt đầu tuyển dụng các kỹ sư và công nhân khác tại đây.

Trong khi đó, nhà sản xuất máy tính xách tay chín của Dell và HP, cũng đã cam kết đầu tư mới vào Việt Nam.

"Chúng tôi đã chuẩn bị các trang web mới ở Đài Loan và cũng đã sẵn sàng cho một nhà máy mới ở Thái Lan", ông Elton Yang, Giám đốc tài chính của Quanta nói với các phóng viên vào tháng 11. "Một khi khách hàng của chúng tôi thực sự cần mở rộng sản xuất ra bên ngoài Trung Quốc để tránh thuế quan và yêu cầu chúng tôi khởi động kế hoạch ... chúng tôi có thể tăng sản lượng sớm cho họ".

Phản ứng của thị trường với thỏa thuận thương mại

Giới đầu tư đang mong đợi thỏa thuận thương mại tạm thời có hiệu lực. Trên toàn cầu, các nhà đầu tư đã bán hết trái phiếu và chuyển sang cổ phiếu. rủi ro về tăng trưởng đã giảm bớt trong tuần này, khi thời hạn thuế quan đến gần và không có gì chắc chắn về sự tồn tại của một thỏa thuận thương mại. Các cổ phiếu trên thị trường được thả trôi, trong khi trái phiếu và đồng đô la Mỹ tăng vọt.

Chỉ số đo lường nỗi sợ thị trường là CBOE hoặc VIX đã tăng trong tuần này. Điều này cho thấy các nhà đầu tư đang có xu hướng phòng ngừa rủi ro. Các chỉ số này đã tăng 16% trong ngày 9/12 và tiếp tục tăng vào ngày 10/12. Động thái phòng ngừa rủi ro của nhà đầu tư còn thể hiện ở thị trường quyền chọn, khi mà các nhà đầu tư gia tăng việc mua sản phẩm phòng vệ rủi ro.

"Các nhà đầu tư không chắc chắn một thỏa thuận thương mại sẽ được thỏa thuận vào 15/12 và họ đang mua những sản phẩm phòng vệ rủi ro. Nhưng nếu một thỏa thuận được diễn ra hoặc hai bên đưa ra đó là một sự chậm trễ tích cực trong chính sách thuế quan, các nhà đầu tư đang đặt họ vào những tài sản rủi ro”, những nhà đầu tư ở Hong Kong cho biết.

► Bloomberg: Ông Trump đã ký thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 với Trung Quốc

►Trung Quốc bi quan về thỏa thuận thương mại

Trung Quốc: Mỹ phải gỡ bỏ hết thuế quan nếu muốn đạt thỏa thuận thương mại toàn diện

Trung Quốc giục Trump quyết định có muốn đạt thỏa thuận thương mại hay không

Nguồn Nikkei Asia Review


Tin nổi bật trong ngày