Nga đã phá hủy 100 tỉ USD tài sản kinh tế của Ukraine
Tòa nhà Đại học Kỹ thuật Nhà nước Pryazovskyi bị hư hại do pháo kích ở Mariupol, Ukraine, ngày 10/03/2022. Ảnh: AP.
Hơn một nửa nền kinh tế Ukraine đã đóng cửa và tài sản cơ sở hạ tầng trị giá 100 tỉ USD đã bị phá hủy kể từ khi Nga tiến hành cuộc chiến tranh, cố vấn cho Tổng thống Volodymyr Zelensky cho biết.
Khi các nhà kinh tế tiết lộ những dự đoán thảm khốc về ảnh hưởng đối với nền kinh tế Ukraine, tình hình nhân đạo còn tồi tệ hơn nhiều so với tưởng tượng và kêu gọi các quốc gia phương Tây thắt chặt các lệnh trừng phạt đối với Nga, bao gồm cả lệnh cấm nhập khẩu năng lượng triệt để và ngay lập tức.
Phát biểu từ Kyiv trước Viện Kinh tế Quốc tế Peterson hôm 10/03, nhà kinh tế Ustenko cho biết nền kinh tế Ukraine đang rất suy sụp, hiện khoảng 50% doanh nghiệp không hoạt động và số còn lại hoạt động không hết công suất.
Ông Ustenko cũng mô tả việc nhập khẩu khí đốt của EU từ Nga lúc này là cung cấp “tiền máu” cho tổng thống Vladimir Putin. Ông nói: “Tôi hiểu rằng người dân châu Âu không muốn bị lạnh. Nhưng những người dân Ukraine phải trốn dưới lòng đất mà không có hệ thống sưởi còn lạnh hơn nhiều. ”
IMF đã đồng ý phê duyệt 1,4 tỉ USD "tài trợ nhanh" vào ngày 09/03, thừa nhận rằng khi chiến tranh kết thúc, nỗ lực trong việc tái thiết đất nước sẽ cần khoản hỗ trợ lớn hơn.
Quốc hội Mỹ đã đồng ý hỗ trợ nhân đạo và quân sự trị giá 13,6 tỉ USD cho việc triển khai quân đội của Mỹ ở Đông Âu, hỗ trợ người tị nạn, hỗ trợ lương thực và y tế khẩn cấp cho Ukraine.
Người dân Ukraine chạy trốn khỏi Irpin, ngoại ô Kyiv, Ukraine, ngày 09/03/2022. Ảnh: AP. |
Khoản viện trợ sẽ không ngăn được tác động tàn phá đối với nền kinh tế Ukraine trong năm nay khi Nga phá hủy cơ sở hạ tầng, ngăn cản các doanh nghiệp từ nhà máy thép đến nhà sản xuất lúa mì hoạt động bình thường và buộc người dân phải trú ẩn hoặc chạy trốn khỏi đất nước.
Trong một cuộc họp báo với các phóng viên hôm 10/03, bà Kristalina Georgieva, Giám đốc điều hành quỹ, thừa nhận cuộc chiến đã mang đến cho Ukraine thiệt hại khủng khiếp và cam kết làm việc với đất nước về các biện pháp quản lý khủng hoảng để đảm bảo hoạt động của nền kinh tế - điều mà bà cho rằng là nhiệm vụ quan trọng nhất" của quỹ.
Một cuộc khảo sát ban đầu về các dự báo do FocusEconomics thực hiện cho thấy ước tính tổng sản phẩm quốc nội của Ukraine sẽ giảm 8% vào năm 2022. Cuộc khảo sát trước đó được công bố vào tháng 1 dự báo tăng trưởng gần 4% trong năm.
FocusEconomics cho biết, nhiều nhà kinh tế được khảo sát dự kiến GDP sẽ giảm từ 40 đến 60%.
Các nhà kinh tế cho biết câu hỏi quan trọng là cuộc chiến sẽ tiếp diễn trong bao lâu.
Bà Evghenia Sleptsova, một nhà kinh tế cấp cao tại Oxford Economics, cho biết giao tranh gay gắt đang làm gián đoạn hoạt động ở 10 trong số 24 tỉnh của đất nước. Nhóm cho biết những khu vực này thường chiếm 60% GDP và 59% kim ngạch xuất khẩu của Ukraine.
Bà nói thêm, việc xuất khẩu đã gần như dừng lại. Theo GMK, các cảng trên Biển Đen và Biển Azov, nơi trước đây xử lý 77% hàng hóa xuất khẩu của Ukraine, đã phải đóng cửa vì bị áp đảo bởi các cuộc giao tranh hoặc do Hạm đội Biển Đen của Nga đánh bom và cướp biển. Hầu hết các tuyến đường ra khỏi đất nước đều ngập tràn người tị nạn.
Tuy nhiên, một số hoạt động vẫn tiếp diễn, đặc biệt là ở các khu vực miền Tây và miền Trung, nơi có rất ít giao tranh cho đến nay, các nhà phân tích cho biết.
Mức độ thiệt hại đối với vụ thu hoạch ngũ cốc năm nay, và đối với ngũ cốc trong các hầm chứa chờ xuất khẩu, sẽ rất quan trọng trong việc xác định thiệt hại đối với nền kinh tế Ukraine và nguồn cung cấp lương thực trên toàn cầu. Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ, Ukraine cung cấp 12% lượng lúa mì xuất khẩu của thế giới, 16% ngô và 40% dầu hướng dương.
Nếu Ukraine mất vĩnh viễn các cảng biển như Odesa và Kherson, Ukraine sẽ phải trải qua một cuộc tái cơ cấu nền kinh tế sâu rộng, như mở các tuyến thương mại mới qua Ba Lan.
Bất kỳ thay đổi nào đối với lãnh thổ Ukraine sau chiến tranh sẽ quyết định quy mô và hình dạng nền kinh tế của nước này.
Có thể bạn quan tâm:
Tổng thống Biden đình chỉ quan hệ Thương mại Bình Thường vĩnh viễn với Nga
Nguồn FT
Theo dõi Nhịp Cầu Đầu Tư