Thế giới

HSBC mua lại Ngân hàng SVB trụ sở Anh với giá 1 Bảng Anh

Hải Miên Thứ Hai | 13/03/2023 16:29

Kể từ khi SVB vỡ nợ, đã có rất nhiều đơn vị muốn mua lại SVB UK, trong đó có những quỹ đầu tư từ Abu Dhabi và Ngân hàng Trung ương Anh.

Ngày 13/3, HSBC đã công bố một thỏa thuận mua lại công ty con ở Vương quốc Anh của Ngân hàng Thung lũng Silicon, vừa vỡ nợ vào ngày 10/3.
Kể từ khi SVB vỡ nợ, đã có rất nhiều đơn vị muốn mua lại SVB UK, trong đó có những quỹ đầu tư từ Abu Dhabi và Ngân hàng Trung ương Anh.

HSBC xác nhận rằng chi nhánh tại Vương quốc Anh, Ngân hàng HSBC UK, đang hoạt động theo chính sách Ring-fencing*, đã đồng ý mua lại SVB UK với giá 1 Bảng Anh (1,21 USD). Giao dịch không bao gồm tài sản và khoản nợ phải trả của công ty mẹ SVB UK.

*Ring-fencing yêu cầu các ngân hàng phải tách bạch hoạt động ngân hàng bán lẻ và hoạt động đầu tư. Ngân hàng chỉ được phép nhận tiền gửi, trái phiếu chính phủ và cho vay, riêng các hoạt động đầu tư có mức độ rủi ro cao phải nhận tài trợ từ một nguồn khác.

Ngân hàng cho biết thêm SVB UK có khoản vay 5,5 tỉ bảng Anh và tiền gửi 6,7 tỉ bảng Anh, tính đến ngày 10/3. Trong khi đó, SVB UK ghi nhận lợi nhuận trước thuế là 88 triệu bảng Anh tính đến cuối năm 2022. Vốn chủ sở hữu của SVB UK dự kiến rơi vào khoảng 1,4 tỉ bảng, HSBC cho biết thêm.

Việc mua lại “củng cố đặc quyền kinh doanh ngân hàng thương mại và giúp chúng tôi củng cố năng lực phục vụ các doanh nghiệp đổi mới và phát triển nhanh", CEO Noel Quinn của HSBC nói.

Thương vụ của HSBC mới được công bố hôm nay. Ảnh: Bloomberg.
Thương vụ của HSBC mới được công bố hôm nay. Ảnh: Bloomberg.

Bộ Tài chính cho biết việc mua bán, được tạo điều kiện bởi Ngân hàng Trung ương Anh với sự tham vấn của Kho bạc Vương quốc Anh, sẽ bảo vệ tiền gửi của khách hàng tại SVB Vương quốc Anh.

Bộ trưởng Tài chính Anh, ông Jeremy Hunt nhấn mạnh rằng thỏa thuận này “đảm bảo tiền gửi của khách hàng được bảo vệ và có thể gửi tại ngân hàng như bình thường mà không cần sự hỗ trợ của người nộp thuế”.

Ông Hunt cho biết chính quyền Vương quốc Anh và Ngân hàng Trung ương Anh đang làm việc để “tránh hoặc giảm thiểu” thiệt hại tiềm tàng do chi nhánh SVB ở Vương quốc Anh gây ra.

Đồng thời, các cơ quan quản lý của Mỹ vào ngày 12/3 đã phê duyệt kế hoạch hỗ trợ người gửi tiền và các tổ chức tài chính có liên kết với công ty mẹ SVB của Mỹ.

Kể từ khi SVB vỡ nợ, đã có rất nhiều đơn vị muốn mua lại SVB UK, trong đó có những quỹ đầu tư từ Abu Dhabi và Ngân hàng Trung ương Anh.

Có thể bạn quan tâm: 

SVB vỡ nợ - vụ phá sản lớn thứ 2 trong lịch sử tài chính Mỹ

Nguồn CNBC


Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày