Thế giới

Kinh tế eurozone đối mặt với thập kỷ mất mát

Thứ Sáu | 17/08/2012 15:15

Eurozone đang trên đà rơi vào suy thoái sâu và quá trình này bắt đầu từ nhiều năm nay.
Theo tính toán của 2 nhà kinh tế Mỹ, Peter Rupert và Thomas F. Cooley, ngoại trừ Đức, không một nền kinh tế lớn nào của châu Âu khôi phục được tăng trưởng kinh tế mà họ từng đạt vào đầu năm 2008, trước khi khủng hoảng thế chấp dưới chuẩn Mỹ lây lan qua Đại Tây Dương.

Các số liệu cho thấy châu Âu đang trên đà rơi vào thập kỷ mất mát - giai đoạn kinh tế trì trệ và lãng phí tiềm năng, có thể tác động lâu dài tới mọi công dân trong khu vực.

a

Khi bước vào thập kỷ mất mát, kinh tế châu Âu sẽ dừng tăng trưởng, đầu tư vào giáo dục vào các lĩnh vực công cộng bị ngừng lại, các nghiên cứu bị cắt tài trợ, các doanh nghiệp phá sản hoặc không bao giờ cất mình lên khỏi mặt đất.

Việc xác định thời điểm bùng phát cũng như thời điểm kết thúc của cuộc khủng hoảng là điều không hề dễ dàng. Định nghĩa phổ biến cho rằng suy thoái bắt đầu khi sản lượng kinh tế giảm hai quý liên tiếp. Tuy nhiên, theo tiêu chuẩn này, khu vực đồng euro (eurozone) vẫn chưa bị tính là suy thoái. Trong khi đó, hầu hết các nhà kinh tế đồng ý rằng suy thoái được định nghĩa bởi nhiều chỉ số khác nhau như tỷ lệ thất nghiệp, sản xuất công nghiệp và đầu tư.

Theo tính toán của các nhà kinh tế thuộc Ủy ban nghiên cứu chu kỳ kinh doanh khu vực euro, cuộc suy thoái gần đây nhất của eurozone đã chấm dứt trong quý II năm 2009. Tuy nhiên, ủy ban vẫn chưa tiến hành xác định thời điểm suy thoái quay trở lại. Mặc dù vậy, một số ít người cho rằng sự thịnh vượng của châu Âu, bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng nợ khu vực bắt đầu vào năm 2010, đã chấm dứt trong thời gian qua.

Vào thời điểm hoạt động kinh tế đạt đỉnh năm 2008, chỉ có Đức là giàu có hơn cả, ông Rupert và ông Cooley - giáo sư tại trường kin hdoanh Leonard N. Stern tại Đại học New York - nhận định.

Trong khi đó, Tây Ban Nha và Italia cũng có những tiến bộ khi thời điểm đen tối nhất của khủng hoảng 2009 đi qua. Cả hai nước tiếp tục tăng trưởng trong năm 2009, song đã ngừng lại vào giữa năm ngoái. Kể từ đó, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Tây Ban Nha đã giảm 3 quý liên tiếp, và ít ai phủ nhận rằng Mandrid đang rơi vào suy thoái. Một số nhà kinh tế dự đoán Pháp và Đức có thể là hai quốc gia tiếp theo nối gót Tây Ban Nha.

s
Trong khi một số nhà kinh tế cho rằng GDP của eurozone vẫn bằng với thời điểm năm 2008, thì các chuyên gia như Cooley và Rupert đã phân tích các số liệu thống kê và chứng minh rằng sự đi xuống của các nền kinh tế lớn nhất châu Âu đang ảnh hưởng mạnh mẽ như thế nào đến tình trạng thất nghiệp, chi tiêu tiêu dùng cũng như đầu tư giảm.

Ông Carl B. Weinberg, kinh tế trưởng tại High Frequency Economics tại Valhalla, New York, cũng chung nhận định trên và cảnh báo eurozone đang dẫm vào vết xe đổ của Nhật Bản thập niên 1990, khi thất bại trong việc giải quyết những ngân hàng yếu kém đã đẩy quốc gia này vào thập kỷ trì trệ.

Mặc dù vậy, ông Weinberg cho rằng vẫn có một số bài học của Nhật Bản mà châu Âu nên học hỏi, điển hình là việc người Nhật không bao giờ tìm cách khắc phục những ngân hàng của mình. Khi các ngân hàng Nhật Bản không đủ vốn dự trữ, họ phải tự tìm cách tích trữ tiền mặt và không bao giờ hoặc không thể cho vay.

Trong khi đó, ở châu Âu, Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) lại bơm tiền mặt với số lượng lớn bất thường cho các ngân hàng dưới dạng khoản vay thời hạn 3 năm. Tuy nhiên, ECB lại không thể bắt buộc những ngân hàng ngày tung tiền cho các doanh nghiệp để thúc đẩy tăng trưởng, họ cũng chẳng cung cấp tín dụng cho người tiêu dùng để mua nhà hoặc xe hơi.

Trên thực tế, các cuộc điều tra của ECB cho thấy dù được bơm hàng đống tiền, các ngân hàng này chỉ miễn cưỡng cho vay.

Do đó, những nỗ lực sửa chữa hệ thống ngân hàng yếu kém đã không mang lại nhiều hiệu quả. Liên minh châu Âu (EU) cũng bơm khoảng 100 tỷ euro để cơ cấu lại các ngân hàng yếu kém của Tây Ban Nha, song dù được bơm tiền, các ngân hàng Tây Ban Nha vẫn không chịu chi tiêu. Mặc dù Cơ quan ngân hàng Châu Âu (EBA) liên tục tăng sức ép buộc các ngân hàng yếu kém xây dựng lại dự trữ, song các nhà phân tích cho rằng những yêu cầu này chưa đủ nghiêm khắc để khôi phục lại niềm tin của thị trường về tình trạng của các ngân hàng.

Theo Cooley và Rupert, trong điều kiện tốt nhất, eurozone sẽ phải mất từ 1 đến 2 năm khủng hoảng trước khi hồi phục, và điều đó chỉ xảy ra nếu các nhà lãnh đạo châu Âu thực hiện những quyết định đúng đắn, đồng thời nhu cầu từ châu Á và Mỹ tăng trở lại. Nhưng trong một kịch bản tồi tệ hơn, sự suy giảm này có thể kéo dài trong nhiều năm.

Nhà kinh tế Weinberg cảnh báo rằng suy thoái eurozone có thể nghiêm trọng hơn, thậm chí là không bao giờ chấm dứt, nếu những chính sách nghèo nàn dẫn đến sự sụp đổ hàng loạt của các ngân hàng. Đến khi đó, sự sụp đổ của liên minh đồng euro, một kịch bản mà nhiều nhà kinh tế nhận định là nguy cơ nghiêm trọng nhất, sẽ kéo theo những hậu quả không lường.

Nhà kinh tế tại Morgan Stanley, Joachim Fels, trong một ghi chú gửi khách hàng, viết: "Trong khu vực đồng euro, bất ổn sẽ chấm dứt nếu khủng hoảng nợ hiện tại có thể được giải quyết và eurozone sẽ tránh được nguy cơ tan rã".

Nguồn CNBC/Khampha


Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày