Thế giới

Ngành hàng xa xỉ tìm kiếm nghệ nhân

Nguyên Hồ Thứ Sáu | 15/12/2023 13:46

Đội ngũ Đổi mới và Thiết kế Trang sức (JDIW) của Tiffany & Co. tại New York. Ảnh: Bloomberg.

LVMH đang đào tạo nghề kim hoàn cho 700 học viên trong năm nay, tăng từ 180 vào năm 2018 và đặt mục tiêu nhiều hơn nữa vào năm tới.
Đội ngũ Đổi mới và Thiết kế Trang sức (JDIW) của Tiffany & Co. tại New York. Ảnh: Bloomberg.

LVMH, chủ sở hữu của Louis Vuitton, Christian Dior và hàng chục thương hiệu khác đang tăng cường đào tạo nghề cho các nghệ nhân chế tạo những mặt hàng xa xỉ, bao gồm cả ở Mỹ, nơi các chương trình này trước đây ít phổ biến hơn.

LVMH dự báo, họ sẽ thiếu hụt 22.000 nhân công vào cuối năm 2025, mức thiếu hụt kỷ lục. Khoảng 2/3 số vị trí đó đến từ nhân viên bán hàng tại các cửa hàng cao cấp của LVMH và nhân viên tại các khách sạn của LVMH trên toàn thế giới. Một phần ba còn lại là thợ thủ công và nhà thiết kế, một con số nhỏ hơn, nhưng xét theo nhiều khía cạnh lại quan trọng hơn đối với công ty.

Phần lớn sức hấp dẫn của những món đồ đến từ nhà LVMH, chẳng hạn như nhẫn đính hôn Tiffany, ví da Loewe, đồng hồ Hublot hay áo len Loro Piana, nằm ở chỗ được làm thủ công (một phần). Tay nghề thủ công cũng là yếu tố nền tảng cho mức giá cao ngất ngưởng của các mặt hàng và là yếu tố tiếp thị của công ty nhằm tôn vinh di sản của các thương hiệu của mình, một số đã được thành lập cách đây hơn một thế kỷ.

Đội ngũ Đổi mới và Thiết kế Trang sức (JDIW) Tiffany & Co. gồm các nhà thiết kế CAD, kỹ sư và thợ thủ công. Ảnh: Bloomberg.
Đội ngũ Đổi mới và Thiết kế Trang sức (JDIW) của Tiffany & Co. bao gồm các nhà thiết kế CAD, kỹ sư và thợ thủ công. Ảnh: Bloomberg.

Gã khổng lồ Pháp LVMH đang đào tạo nghề kim hoàn cho 700 học viên trong năm nay, tăng từ 180 vào năm 2018 và đặt mục tiêu thậm chí còn có nhiều hơn nữa vào năm tới.

Hơn một chục người học nghề đang được đào tạo để làm việc tại hãng kim hoàn Tiffany & Co. của Mỹ mà LVMH đã mua lại vài năm trước. LVMH và Tiffany đã hợp tác với Học viện Công nghệ Thời trang của Thành phố New York , Trường Thiết kế và Xưởng kim hoàn Rhode Island một trường thương mại ở Manhattan, để đào tạo lý thuyết và kỹ thuật cho những người học việc. Họ cũng có được kinh nghiệm thực tế khi làm việc cùng với các thợ kim hoàn Tiffany dày dặn kinh nghiệm.

Ông Robert Lerman, người đã nghiên cứu về học nghề trong ba thập kỷ với tư cách là thành viên tại Urban Institute, một tổ chức tư vấn có trụ sở tại Washington, cho biết: Mặc dù học nghề là một cách truyền thống và vẫn phổ biến để đào tạo công nhân ở các nước như Pháp, Đức và Thụy Sĩ, nhưng chúng lại ít phổ biến hơn ở Mỹ.

Thợ thủ công Jackeline Martinez thuộc JDIW của Tiffany & Co. ở New York. Ảnh: Bloomberg.
Thợ thủ công Jackeline Martinez thuộc JDIW của Tiffany & Co. ở New York. Ảnh: Bloomberg.

Hầu hết các chương trình học nghề ở Mỹ tập trung vào đào tạo công nhân xây dựng, thợ điện và thợ sửa ống nước. Ông nói: Nếu việc triển khai học nghề tại LVMH thành công, đó sẽ là một ví dụ tuyệt vời cho các công ty khác trong ngành.

Nhìn chung, 1/3 số người học nghề mới của LVMH đang được tái đào tạo kỹ năng (reskilling), tức học các kỹ năng mới gắn liền với nghề nghiệp hiện tại của họ, chẳng hạn như chuyên viên quản lý sản phẩm trong bộ phận marketing sẽ được đào tạo để trở thành thợ kim hoàn. Trước đại dịch, con số này ở mức khoảng 10%.

Ông Alexandre Boquel, tại Paris, người đang điều hành chương trình học nghề của LVMH, cho rằng bước nhảy vọt này xuất phát từ mong muốn nảy sinh ở Pháp và các nơi khác trong thời kỳ đại dịch nhằm giảm bớt sự ảnh hưởng của thế giới kỹ thuật số đối với cuộc sống.

“Rất nhiều người ở Pháp đã nghĩ rằng cần quay trở lại với thứ gì đó mang tính xúc giác, và thực hiện điều đó bằng đôi tay của mình", ông nói. “Thật ngạc nhiên khi thấy có bao nhiêu người từ 40 đến 45 tuổi liên hệ với chúng tôi để xin việc làm thợ kim hoàn.”, ông chia sẻ tiếp.

Có thể bạn quan tâm:

Trung Quốc và cuộc đua xây dựng lò phản ứng hạt nhân

Nguồn Bloomberg


Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày