Thế giới

Saudi Arabia xây dựng "siêu thành phố" thẳng đứng, dài 170km xuyên sa mạc

Hân Nguyễn Chủ Nhật | 31/07/2022 09:43

The Line rộng 200 mét, với mô hình thành phố thẳng đứng, nằm ở độ cao 500 mét so với mực nước biển, trải dài 34 km vuông. ẢNh: CNN.

Những người đứng sau thiết kế khẳng định The Line sẽ chạy hoàn toàn bằng năng lượng tái tạo.
The Line rộng 200 mét, với mô hình thành phố thẳng đứng, nằm ở độ cao 500 mét so với mực nước biển, trải dài 34 km vuông. ẢNh: CNN.

Saudi Arabia đã công bố thiết kế cho dự án đô thị đầy tham vọng của mình "The Line", được giới thiệu là thành phố gói gọn trong “một tòa nhà” tọa lạc trên sa mạc, trải dài hơn 170km và là nơi ở của 9 triệu người.

Thành phố này là một phần của dự án Neom, một kế hoạch hoành tráng cần nhiều năm để hoàn thiện, thành phố mang tính tương lai này được đề xuất sẽ nằm ở phía tây bắc của quốc gia Vùng Vịnh, gần Biển Đỏ, theo thông báo của Thái tử Mohammed bin Salman.

The Line là một tòa nhà với chiều rộng đề xuất là 200 mét, với mô hình thành phố thẳng đứng, được thiết kế để nằm ở độ cao 500 mét so với mực nước biển. Nó sẽ trải dài 34 km vuông, theo thông cáo báo chí.

Mặc dù chưa có nhiều thông tin chi tiết nhưng, những người đứng sau thiết kế khẳng định The Line sẽ chạy hoàn toàn bằng năng lượng tái tạo, không có đường sá, ô tô hay khí thải. Thông cáo báo chí cho biết thêm, đường sắt cao tốc sẽ kết nối các phần của The Line.

Mô phỏng thiết kế của The Line. Ảnh: NEOM
Mô phỏng thiết kế của The Line. Ảnh: NEOM

Nhiều nhà phê bình đã tỏ ra hoài nghi về việc liệu dự án có khả thi về mặt công nghệ hay không, trong khi bản mô phỏng được công bố trong một video quảng cáo đầy hào nhoáng thì mang lại nhiều ý kiến trái chiều khác nhau.

Dự án này là một phần của kế hoạch thay đổi dung mạo của Saudi Arabia, để trở thành một điểm đến du lịch hút khách, sánh ngang với các nước láng giềng vùng Vịnh như Dubai và Abu Dhabi, đồng thời định hình lại nền kinh tế của vương quốc. Với mục tiêu đạt 100 triệu du khách hàng năm vào cuối thập kỷ này, nước này đặt hy vọng thúc đẩy nền kinh tế địa phương thêm hàng tỉ USD.

The Line sẽ nằm ở phía tây bắc của quốc gia Vùng Vịnh, gần Biển Đỏ. Ảnh: Cơ quan Báo chí Saudi Arabia.
The Line sẽ nằm ở phía tây bắc của quốc gia Vùng Vịnh, gần Biển Đỏ. Ảnh: Cơ quan Báo chí Saudi Arabia.

Trung tâm tương lai của Arabia này được cho là sẽ chạy hoàn toàn bằng năng lượng sạch và điều hành bằng sự hỗ trợ của trí tuệ nhân tạo, robot giúp việc, taxi bay và mặt trăng nhân tạo khổng lồ, những đặc điểm của một thiên đường công nghệ đầy hứa hẹn.

"Các thiết kế sẽ thách thức các thành phố phẳng, ngang truyền thống và tạo ra một mô hình cho việc bảo tồn thiên nhiên và nâng cao khả năng sống của con người. The Line sẽ giải quyết những thách thức mà nhân loại phải đối mặt trong cuộc sống đô thị ngày nay và sẽ tô sáng những cách sống thay thế". Thái tử bin Salman cho biết.

Dự án Neom được hỗ trợ 500 tỉ USD bởi chính phủ Saudi Arabia và Quỹ đầu tư công Saudi Arabia (PIF) - một quỹ tài sản có chủ quyền do Thái tử bin Salman làm chủ tịch cũng như các nhà đầu tư trong nước và quốc tế.

Ban đầu được lên kế hoạch vào năm 2025, nhưng sự trì hoãn đã đẩy lùi ngày hoàn thành của Neom thêm 5 năm nữa, tuy nhiên thái tử khẳng định dự án đầy tham vọng vẫn đang đi đúng hướng.

The Ryugyong Hotel in 2018. Credit: ED JONES/AFP/AFP/Getty Images
Khách sạn Ryugyong năm 2018. Ảnh: Getty Images.

Tuy nhiên khi nhắc đến các “siêu dự án", các nhà đầu tư cũng đầy cảnh giác vì trong lịch sử đã có không ít thất bại “ê chề”.

Như dự án phát triển Cảng và Tháp Nakheel, ước tính trị giá 38 tỉ USD, đã bị hủy bỏ sáu năm sau đề xuất vì suy thoái kinh tế toàn cầu.

Chính phủ Trung Quốc đã từng hy vọng thành phố Kangbashi của Nội Mông sẽ có hơn 1 triệu cư dân sinh sống sau khi họ bơm hơn 1 tỉ USD tài trợ vào việc xây dựng, nhưng đến năm 2016, thành phố này chỉ đạt 10% so với con số dự kiến. Cũng có những dự án tốn kém khác mang số phận của một “thị trấn ma” như Khu tài chính Yujiapu ở Thiên Tân, Trung Quốc và Naypyidaw, của thủ đô của Myanmar.

Tại Triều Tiên, nước này từng mong muốn khách sạn Ryugyong cao 330 mét trở thành khách sạn cao nhất thế giới khi dự kiến ​​khai trương tại thủ đô Bình Nhưỡng vào năm 1989. Kể từ khi có biệt danh là "Khách sạn của sự chết chóc", công trình xây dựng chưa bao giờ được hoàn thành và, tính đến năm 2019, nó là tòa nhà không có người ở cao nhất thế giới.

Có thể bạn quan tâm: 

Nền kinh tế khu vực đồng Euro tăng trưởng trong quý II, bất chấp khủng hoảng khí đốt và lạm phát

Nguồn CNN


Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày