Công Nghệ

Đòn bẩy chuyển đổi số cho logistics

Bảo Linh Thứ Ba | 18/10/2022 15:06

Số hoá là hướng đi cho ngành logistics.

Chuyển đổi số là bài toán sống còn của doanh nghiệp logistics trong bối cảnh thị trường thay đổi mạnh mẽ.
Số hoá là hướng đi cho ngành logistics.

Theo số liệu của Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam, hiện nay mới có khoảng 40% doanh nghiệp đang ứng dụng các loại hình công nghệ khác nhau tùy theo quy mô và tính chất dịch vụ. Để chuyển đổi số, doanh nghiệp cần chi phí từ 200 triệu đồngtới hàng chục tỉ đồng. Đây rõ ràng là khó khăn lớn với các doanh nghiệp logistics vừa và nhỏ. 

Tuy nhiên, theo kết quả khảo sát, có 38,24% doanh nghiệp logistics cho rằng COVID-19 đã hình thành nhu cầu chuyển đổi số và 42,65% doanh nghiệp cho rằng tác động của COVID-19 chính là làm thay đổi nhu cầu của khách hàng (chẳng hạn sử dụng giao dịch điện tử nhiều hơn, dịch vụ giao hàng thương mại điện tử...). Vì vậy, chuyển đổi số trở thành bài toàn sống còn của nhiều doanh nghiệp logisitcs.

Tại hội thảo chuyên đề “Chuyển đổi số trong Logistics – Thực trạng vận hành Logistics và câu chuyện chuyển đổi số thành công tại Việt Nam”, ông Nguyễn Hoàng Giang, Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Thương mại Bia Sài Gòn, cho biết, chuyển đổi số là công việc vô cùng quan trọng trong việc vận hành các hoạt động logistics. Trước đây, khi chưa có hệ thống quản lý bằng công nghệ thì mọi việc điều hành hệ thống phân phối của công ty ông đều làm thủ công với vô số các loại giấy tờ “rối rắm”. Điều này dẫn đến việc thiếu kiểm soát, chi phí cao, dịch vụ kém, năng suất thấp và kế hoạch không chính xác.

Hội thảo
Hội thảo chuyển đổi số trong Logistics.

Trong khi đó, “bài toán” mà doanh nghiệp cần giải được đó là sản phẩm đưa ra thị trường phải tươi ngon nhất, giảm chi phí vận tải, kiểm soát được hàng tồn kho theo thời gian thực, cải thiện được dịch vụ và chất lượng nhà kho. Chính vì vậy, doanh nghiệp buộc phải xây dựng năng lực, tư duy cho đội ngũ. Yêu cầu của công ty là nguồn nhân lực phải vừa hiểu biết về kinh doanh vừa hiểu biết về hệ thống vận hành. 

“Hiện nay, chúng tôi đã sử dụng Hệ thống quản lý vận tải và Hệ thống quản lý kho hàng, từ đây chúng tôi có thể theo dõi được chính xác lượng hàng tồn kho trên toàn hệ thống chỉ bằng một cú “click chuột” và lên kế hoạch vận tải với chi phí thấp nhất. Đảm bảo sản phẩm ra thị trường một cách nhanh nhất và giữ được chất lượng tươi ngon nhất”, ông Giang nói.

Theo ông Giang, từ khi sử dụng hệ thống quản lý vận tải và hệ thống quản lý kho hàng thì doanh nghiệp đã theo dõi được chi tiết hiệu quả công việc. Các bộ phận kho hàng, bán hàng, vận chuyển, giao hàng đều phối hợp hiệu quả với nhau thông qua ứng dụng trên điện thoại. Điều này giúp kiểm soát tốt tình trạng, chất lượng hàng hóa và tiết kiệm chi phí vận hành.

Còn theo ông Nguyễn Trường Hải, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Saint-Gobain VN, doanh nghiệp này đang dẫn đầu tại Việt Nam về ngành thạch cao, khung xương và tấm xi măng sợi. Do đó, việc chuyển đổi số là điều tất yếu phải làm vì khối lượng công việc là rất lớn. Ông Hải nhận định, khi áp dụng hệ thống quản lý vận tải và quản lý kho hàng thì doanh nghiệp đã nhìn rõ hơn đường ra thị trường, phục vụ khách hàng tốt hơn, tối ưu hóa được chi phí và nguồn lực. Ngoài ra, việc ứng dụng các hệ thống quản lý cũng giúp lãnh đạo công ty ra quyết định nhanh hơn và đảm bảo việc phát triển bền vững của doanh nghiệp.

“Khi sử dụng các hệ thống quản lý thì chúng tôi đã có lượng khách hàng tăng gấp đôi dù nguồn lực là không thay đổi. Chúng tôi giải quyết được hầu hết các yêu cầu khắt khe nhất của khách hàng và khiến họ hài lòng. Lượng phát thải CO2 cho toàn chuỗi cung ứng cũng đã giảm mạnh nhờ việc tối ưu hóa cung đường giao hàng, cắt giảm việc nâng hạ - lưu hàng 2 lần, thu hồi rác thải tái chế giúp tăng vòng đời sử dụng của sản phẩm”, ông Hải cho hay.

Việt Nam chiếm gần 80% số phiếu bầu cho hai vị trí ưu tiên, theo sau là 75% cho Ấn Độ - Nguồn: Cushman & Wakefield.
Việt Nam chiếm gần 80% số phiếu bầu cho hai vị trí ưu tiên đầu tư logistics, theo sau là 75% cho Ấn Độ - Nguồn: Cushman & Wakefield.

Theo Viện Nghiên cứu và Phát triển logistics Việt Nam (VLI), nhu cầu chuyển đổi số trở thành một vấn đề cấp thiết và là điều kiện tiên quyết để thực hiện hoạt động. Các doanh nghiệp tham gia khảo sát do VLI tiến hành đềuđánh giá vai trò quan trọng của chuyển đổi số; đồng thời, đều xác nhận, chuyển đổi số là quá trình đang phát sinh nhiều khó khăn, rào cản.

Chuyển đổi số phụ thuộc rất nhiều vào tư duy của người lãnh đạo doanh nghiệp và phải được xem như là chiến lược của các doanh nghiệp bao gồm cả doanh nghiệp vừa và nhỏ. Thực tế, các doanh nghiệp logistics có đặc điểm vận hành với số lượng dữ liệu quy mô lớn (big data), số lượng đơn hàng có thể từ vài trăm ngàn đến triệu đơn mỗi ngày.

Ông Đào Xuân Đức, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội các Doanh nghiệp KCN TP.HCM (HBA) cho biết, công nghệ đang tạo ra nhiều thách thức cũng như đem đến những cơ hội cho các doanh nghiệp. Đây là thời điểm để các doanh nghiệp cùng khám phá, nắm bắt cơ hội và khẳng định vị thế của mình trên thị trường. Trướcxu hướng của thị trường, doanhnghiệp các doanh nghiệp cần thay đổi tư duy, chiến lược về chuyển đổi số, có bước đi vững chắc, theo lộ trình phù hợp với khả năng.


Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày