Chu kỳ lạm phát có trở lại?
Ông Vũ Duy Khánh, Giám đốc Phân tích Đầu tư, Công ty Chứng khoán Smart Invest (AAS). Ảnh chụp màn hình.
Lạm phát toàn phần ở Nhật Bản đã tăng lên 3,3% trong tháng 6, lần đầu tiên vượt xa con số của Mỹ sau 8 năm và cho thấy lạm phát toàn cầu không bỏ qua nền kinh tế tiên tiến nhất châu Á. Liệu rằng chu kỳ lạm phát có quay trở lại?.
Theo chia sẻ của ông Vũ Duy Khánh, Giám đốc Phân tích Công ty Chứng khoán Smart Invest (AAS), chúng ta thấy trên thị trường có sự đan xen. Lạm phát ở Trung Quốc gần như ở mức 0%, và họ đang có cảm giác gần như là giảm phát. Ở Nhật, chúng ta biết là trước đây họ kỳ vọng thúc đẩy lạm phát ở mức mục tiêu 2% và họ đã sử dụng rất nhiều công cụ nhưng chưa đạt được mục tiêu. Hiện tại, Nhật Bản vẫn đang duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng, và có thể nói là quốc gia có chính sách nới lỏng nhất mà chúng ta thường thấy. Gần đây, lạm phát của Nhật đã tăng lên và đang vượt ra mục tiêu, và người ta cũng đang bàn đến việc khả năng Nhật phải dừng chính sách tiền tệ nới lỏng. Còn đối với Mỹ, chúng ta đang có một con số rất đẹp, CPI tổng thể là 3% và CPI lõi là 4,8%.
Theo ông Khánh, thực ra đối với các nước đang phát triển như Việt Nam nếu có một chút lạm phát, đặc biệt là khi chúng ta xuất khẩu hàng hóa, chúng ta sẽ được lợi nhiều. Ví dụ như năm 2022, khi lạm phát cao, xuất khẩu hầu hết là tăng trưởng rất mạnh, trong giai đoạn đầu chúng ta sẽ có lợi, nhưng đoạn sau thì chúng ta lại phải gặp phải những bất lợi, thì lúc đấy sẽ ảnh hưởng đến chính sách tiền tệ của chúng ta.
“Mới quay trở lại lạm phát thì có thể chúng ta được hưởng lợi một chút. Ví dụ các loại hàng hóa là đồ gỗ, dệt may hoặc các đơn hàng thủy sản mà tăng giá thì rõ ràng các doanh nghiệp bước đầu đang khó khăn sẽ có lợi trong ngắn hạn”, ông Khánh nói.
Đối với cuộc họp trong tuần này của FED, tỉ lệ cược của nhà đầu tư vào FED tăng 25 điểm cơ bản đã đến 90%, tức là chúng ta nếu theo các tỉ lệ đặt cược những lần trước thì gần như FED sẽ tăng lãi suất.
Tuy nhiên, có điểm chúng ta cần chú ý, đó là người ta đang dự báo lạm phát của Mỹ sẽ chạm đáy trong tháng 7, tức là sau đó chúng ta lại có một chiều hướng gia tăng của lạm phát, thông điệp của FED trong việc tăng lãi suất vào ngày thứ tư nếu có xảy ra thì cần phải dập tắt tâm lý lạm phát mà nhà đầu tư người đang kỳ vọng. Nếu thành công trong việc dập tắt tâm lý đấy thì họ sẽ thành công trong việc chống lạm phát.
“Gần đây tỉ giá USD/VND cứ nhấp nhổm sát mốc 24.000 đồng và nếu FED tăng lãi suất tiếp mà tỉ giá nhảy qua ngưỡng 24.000 thì tôi nghĩ sẽ có những ảnh hưởng. Lúc ấy, nó ảnh hưởng đến cả việc chúng ta có tiếp tục hạ lãi suất để khơi thông dòng vốn tín dụng hay không và nó cũng có thể ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán của chúng ta”, ông Khánh nói thêm.
Có thể bạn quan tâm
Hệ thống giao dịch trái phiếu đã sẵn sàng đi vào vận hành
Nguồn Theo Khớp Lệnh
Theo dõi Nhịp Cầu Đầu Tư