Công Nghệ

Chatbot Made in Vietnam

Bảo Trung Thứ Ba | 17/11/2020 13:30

Dù chatbot đầu tiên được ra đời cách đây hơn nửa thế kỷ, nhưng sau đó, con người vẫn chưa nhìn ra được lợi ích của chatbot đối với đời sống và công việc. Ảnh: TL.

Ứng dụng bán hàng trực tuyến với tham vọng trở thành một siêu nền tảng.
Dù chatbot đầu tiên được ra đời cách đây hơn nửa thế kỷ, nhưng sau đó, con người vẫn chưa nhìn ra được lợi ích của chatbot đối với đời sống và công việc. Ảnh: TL.

Thành lập cuối năm 2017, Công ty Cổ phần Công nghệ Chatbot với sản phẩm Bot Bán Hàng là một trong những nền tảng chatbot Made in Vietnam đầu tiên tại Việt Nam, cung cấp giải pháp nhắn tin chuyên nghiệp cho doanh nghiệp và nhà kinh doanh online trong và ngoài nước.

Khoảng 10 năm trước, chatbot đối với chúng ta còn là một khái niệm xa lạ. Dù chatbot đầu tiên được ra đời cách đây hơn nửa thế kỷ, nhưng sau đó, con người vẫn chưa nhìn ra được lợi ích của chatbot đối với đời sống và công việc. Tháng 4.2016, mạng xã hội Facebook chính thức ra mắt công nghệ chatbot trên Messenger.

Đến năm 2017, xu hướng chatbot bùng nổ ở Việt Nam và trên toàn cầu với công nghệ Blockchain, A.I (trí tuệ nhân tạo), Big Data (dữ liệu lớn)... Nhóm kỹ sư với 3 thành viên đứng đầu là anh Lê Anh Tiến đã nhận ra được tiềm năng của thị trường Facebook với hơn 2 tỉ người dùng và hơn 60 triệu doanh nghiệp, nên đã nghiên cứu và cho ra mắt Bot Bán Hàng. 

Anh Lê Anh Tiến, sáng lập và là CEO của Chatbot, cho biết: “Bot Bán Hàng ra đời giúp những người không am hiểu về công nghệ vẫn có thể sử dụng được và việc của người dùng chỉ là chạm, chạm và chạm mà thôi”.

 

Theo Chatbot tìm hiểu tại Việt Nam, xu hướng thương mại điện tử đang phát triển mạnh mẽ. Thị trường thương mại điện tử Việt Nam năm 2020 có 45,6 triệu người dùng với tốc độ tăng trưởng hằng năm lên đến 15,1%. Nền kinh tế trực tuyến có giá trị 12 tỉ USD. Đặc biệt sau COVID-19, người dùng ngày càng có xu hướng mua sắm online với 98% người dùng khẳng định tiếp tục mua hàng online hậu COVID-19.

“Khoảng thời gian cam go nhất là khi Facebook bị rò rỉ dữ liệu. Sống trên nền tảng Facebook nên Chatbot hay các ứng dụng trên nền tảng này đều bị dừng hoạt động. Không để rơi vào trạng thái bị động, chúng tôi tìm giải pháp, lập trình lại hệ thống, định hướng sản phẩm trở thành nền tảng Data Driven - điều hướng dữ liệu. Cuối năm 2018, chúng tôi chính thức tách ra khỏi nền tảng Facebook”, anh Tiến cho biết.

Với một thị trường vô cùng tiềm năng, nhưng phải đối mặt với nhiều đối thủ cạnh tranh, Chatbot đã tự tạo cho mình những giá trị khác biệt. Dựa trên nền tảng quản lý bán hàng tự động, Bot Bán Hàng tích hợp nhiều tính năng giúp tối ưu hóa quản lý nội bộ và chuỗi cung ứng như xây dựng và chuyển đổi khách hàng tiềm năng, tạo hành trình khách hàng dựa trên lịch sử tương tác, tối đa hóa tương tác khách hàng, gia tăng trải nghiệm, giúp doanh nghiệp tăng trưởng doanh thu... Quá trình này giúp tiết kiệm tối đa 80% thời gian và 60% nguồn nhân lực, tăng tỉ lệ chuyển đổi, tăng doanh thu nhanh chóng.

Bên cạnh đó, Bot Bán Hàng còn được tích hợp đa kênh, kết nối với các hệ thống chăm sóc khách hàng, cổng thanh toán, dịch vụ giao vận và hệ thống hỗ trợ bán hàng khác. Điều này không những giúp khách hàng tìm kiếm thông tin và mua hàng nhanh chóng, mà còn mang lại trải nghiệm mới lạ cho người dùng. Một trong những ưu điểm của Bot Bán Hàng so với đối thủ là khả năng giao dịch trực tiếp và thực hiện thanh toán ngay trên Messenger mà không cần chuyển đổi sang giao diện khác.

Ngoài ra, Bot Bán Hàng tích hợp và triển khai gamification với các hình thức đa dạng, giúp doanh nghiệp thu hút khách hàng nhanh chóng, khả năng lan truyền nhanh, có thể thu hút đến chục ngàn người dùng trong vòng vài tiếng với tỉ lệ chuyển đổi lên tới 30%.

Nhờ những tính năng này, Bot Bán Hàng đã dễ dàng thu hút được các doanh nghiệp, cơ quan lớn như Bộ Khoa học và Công nghệ, VTC, Cốc Cốc, VinMart, VNPAY, VinID, Grab, Viettel Post, Royaltea, Aristino, Thẩm mỹ viện Ngọc Dung... Hiện tại, đã có trên 50.000 doanh nghiệp cài đặt Bot Bán Hàng, thu hút hơn 10 triệu người dùng từ 5 quốc gia và vùng lãnh thổ gồm Việt Nam, Đài Loan, Mỹ, Hàn Quốc và Nhật. 

Ảnh: TL
Sản phẩm Bot Bán Hàng sẽ sớm tạo ra hệ sinh thái kết nối cộng đồng người sử dụng, mang đến thay đổi cho bức tranh công nghệ và thương mại trực tuyến. Ảnh: TL

Với tốc độ tăng trưởng khách hàng trong năm lên đến hơn 5.000%/năm, nền tảng công nghệ tốt và tính thực tiễn cao, đầu năm 2020, Công ty Cổ phần Công nghệ Chatbot Việt Nam đã thỏa thuận và nhận khoản đầu tư trị giá 500.000 USD từ Quỹ đầu tư Next100 của Shark Nguyễn Hòa Bình.

Ông Bình nhận định về khoản đầu tư này: “Tôi tin rằng sản phẩm Bot Bán Hàng sẽ sớm tạo ra hệ sinh thái kết nối cộng đồng người sử dụng, mang đến thay đổi cho bức tranh công nghệ và thương mại trực tuyến, đặc biệt trong giai đoạn các doanh nghiệp cần quyết liệt chuyển đổi số sau khi ngấm đòn từ hệ lụy của đại dịch”. 

 

CEO Lê Anh Tiến cũng cho biết thêm: “Năm 2020, Bot Bán Hàng sẽ tích hợp các nền tảng thanh toán và tài chính CRM & ERP, Omnichannel, Automation về marketing, sales, phân tích data và các nền tảng giao tiếp khác: SMS, Mail. Call Center với mục tiêu giúp khách hàng quản lý dữ liệu một cách dễ dàng và cung cấp các số liệu thống kê chi tiết.

Với khoản vốn 500.000 USD từ Tập đoàn NextTech, Công ty sẽ tiếp tục đổi mới sản phẩm, cải tiến công nghệ và phương pháp quản lý để biến Bot Bán Hàng trở thành siêu nền tảng”.


Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày