Công Nghệ

Châu Âu sẽ là "miền đất hứa" tiếp theo cho robot Nhật

Mỹ Quyên Thứ Ba | 27/02/2024 14:41

Cho đến nay, nhu cầu về robot chủ yếu tập trung ở châu Á với khoảng 3/4 số robot mới được triển khai lắp đặt trong khu vực. Ảnh: Getty Images.

Trung Quốc từ lâu đã là thị trường lớn nhất cho các công ty robot của Nhật, nhưng suy thoái khu vực và cạnh tranh trong nước đang gia tăng.
Cho đến nay, nhu cầu về robot chủ yếu tập trung ở châu Á với khoảng 3/4 số robot mới được triển khai lắp đặt trong khu vực. Ảnh: Getty Images.

Theo Financial Times, robot Nhật sẽ trở nên phổ biến hơn ở châu Âu. Lục địa già đang ghi nhận nhu cầu tăng trưởng liên quan đến robot nhà máy có thể xử lý mọi thứ từ xử lý thực phẩm đến hàn ô tô. Đối với các nhà sản xuất thiết bị tiên tiến này, dư địa phát triển còn rất lớn.

Fanuc, một trong những công ty chế tạo robot lớn nhất Nhật, đã tăng quy mô của trung tâm bán hàng ở Tây Ban Nha gần Barcelona lên gấp 4 lần, ​​đồng thời mở rộng sang châu Âu, nơi họ đã có 10 cơ sở, bao gồm cả ở Đức, Ý và Thổ Nhĩ Kỳ.

Cho đến nay, nhu cầu về robot chủ yếu tập trung ở châu Á với khoảng 3/4 số robot mới được triển khai lắp đặt trong khu vực. Nhu cầu cấp thiết về tự động hóa của châu Á đã tăng lên trong thập kỷ qua khi tỉ lệ sinh thấp và tình trạng thiếu lao động do dân số già ngày càng gây ra nhiều vấn đề cho các công ty.

 

Trung Quốc từ lâu đã là thị trường lớn nhất cho các công ty robot của Nhật. Số lượng robot được sử dụng trong sản xuất ở Trung Quốc đạt tỉ lệ 322 chiếc trên 10.000 nhân viên vào năm 2021, vượt mật độ robot ở Mỹ. Đối với Fanuc, nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới chiếm gần 30% doanh thu của họ trong năm tài chính 2022.

Nhưng các đơn đặt hàng của Trung Quốc trong quý tính đến tháng 12 đã giảm hơn 1/3, mức giảm lớn nhất trong số các thị trường mà công ty hoạt động. Nguyên nhân một phần là do kinh tế khu vực suy thoái nhưng cũng là kết quả của sự cạnh tranh về giá từ các đối thủ địa phương đang gia nhập thị trường.

Chi phí của một cánh tay robot tiêu chuẩn là khoảng 330.000 USD. Khi chi phí lao động tăng trên khắp thế giới, khoản đầu tư cần thiết để cải thiện năng suất bắt đầu trở nên hấp dẫn hơn bao giờ hết. Tăng trưởng về tiền lương thỏa thuận ở khu vực đồng euro đã tăng 4,7% trong quý III năm ngoái, mức cao nhất từng được ghi nhận, trước khi giảm nhẹ xuống 4,5% trong quý IV.

Bối cảnh các công ty gặp khó khăn trong việc tìm kiếm công nhân trong thị trường lao động eo hẹp của EU không phải là điều mới lạ, để thích ứng Volkswagen đã sử dụng robot của Fanuc được khoảng một thập kỷ và tương lai sẽ tiếp tục. Có một điều chắc chắn rằng Volkswagen không phải là đơn vị duy nhất theo đuổi xu hướng này. Bản thân các máy móc cũng ngày càng trở nên phức tạp hơn, có thể xử lý nhiều tác vụ hơn như sơn, hàn, kiểm tra chất lượng và xử lý các hóa chất nguy hiểm. Sự phát triển của A.I tạo sinh cũng sẽ giúp tăng phạm vi hoạt động của robot, đặc biệt trong các mảng như phát hiện vật thể và ra quyết định theo thời gian thực, nâng cao hiệu quả và năng suất.

Cổ phiếu của Fanuc, có tỉ suất lợi nhuận gộp gần 40%, đã giảm 1/5 so với mức đỉnh tháng 6, phản ánh lo ngại về sự suy giảm thị phần và cạnh tranh gia tăng ở Trung Quốc. Nhưng châu Âu, nơi đóng góp doanh thu vào doanh số bán hàng của Tập đoàn hiện ở mức17%, vẫn còn nhiều dư địa để tăng trưởng.

Có thể bạn quan tâm: 

Các thương hiệu xa xỉ "mạnh tay" thu mua bất động sản bán lẻ đắt đỏ

Nguồn FT


Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày