Dự báo tăng trưởng tín dụng sẽ phục hồi rõ nét hơn
Kinh tế trong nước đã có sự phục hồi tích cực, lạm phát ổn định. Ảnh: TL.
Các ngân hàng thương mại chịu áp lực từ nợ xấu gia tăng, khiến việc nới lỏng điều kiện cho vay trở nên khó khăn.Ngày 23/7, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tổ chức họp báo thông tin kết quả hoạt động ngân hàng 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024.
Phó Thống đốc Thường trực Đào Minh Tú cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2024, kinh tế thế giới tiếp tục khó khăn, tăng trưởng không đồng đều tại các quốc gia, khu vực do tác động của điều kiện tài chính thắt chặt, xung đột địa chính trị, rủi ro tài chính gia tăng. Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) giữ mức lãi suất cao lâu hơn kỳ vọng thị trường cùng sự phân hóa trong điều hành chính sách tiền tệ của nhiều Ngân hàng Trung ương khiến đồng tiền của nhiều nước bị giảm giá. Tuy kinh tế trong nước đã có sự phục hồi tích cực, lạm phát ổn định nhưng vẫn tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức do chịu tác động của kinh tế thế giới và những vấn đề nội tại của kinh tế trong nước, hệ quả dai dẳng từ đại dịch COVID-19.
Trong bối cảnh đó, với kinh nghiệm điều hành trong những năm trước đây, Ngân hàng Nhà nước đã chủ động bám sát diễn biến kinh tế thế giới và trong nước để triển khai đồng bộ các giải pháp tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng, phục hồi sản xuất - kinh doanh, tăng khả năng hấp thụ vốn cho nền kinh tế, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn tín dụng, góp phần thúc đẩy tăng trưởng gắn với ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, an toàn hoạt động của hệ thống tổ chức tín dụng. Trong đó, Ngân hàng Nhà nước xác định 2 nhiệm vụ chính trị và trọng tâm nhất, đó là góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tễ vĩ mô và tăng trưởng tín dụng hỗ trợ nền kinh tế.
Ở góc nhìn phân tích, Công ty Chứng khoán Mirae Asset cho rằng lãi suất cho vay hiện tại không phải là rào cản chính đối với tăng trưởng tín dụng trong nửa đầu năm 2024. Thay vào đó, vấn đề khó khăn hơn là nhu cầu tín dụng, khi các ngân hàng đối mặt với tình trạng tiến thoái lưỡng nan. Người tiêu dùng và doanh nghiệp cảm thấy nền kinh tế không đủ mạnh để đảm bảo các khoản vay mới dành cho tiêu dùng và đầu tư. Các ngân hàng thương mại chịu áp lực từ nợ xấu gia tăng, khiến việc nới lỏng điều kiện cho vay trở nên khó khăn.
Trong khi đó, Công ty Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) cho rằng cầu tín dụng kỳ vọng hồi phục kéo theo nhu cầu huy động vốn, từ đó khiến đà tăng của lãi suất huy động tiếp diễn vào cuối năm. Cụ thể, tăng trưởng tín dụng được dự báo sẽ phục hồi rõ nét hơn theo sự ấm lên của nền kinh tế trong nửa cuối năm 2024 trước những động lực chính.
Đầu tiên là kim ngạch nhập khẩu tăng mạnh trong những tháng gần đây là dấu hiệu cho thấy triển vọng tích cực của ngành sản xuất và hoạt động xuất khẩu trong thời gian tới. Thứ hai, sự thẩm thấu của chính sách tiền tệ và tài khóa khiến nhu cầu nội địa cải thiện; và thị trường bất động sản khởi sắc.
"Trên thực tế, tín dụng trong quý II đã ghi nhận sự cải thiện, tính đến ngày 30/6 đạt 6% (xét riêng quý II tín dụng tăng thêm 4,6 điểm % so với quý trước, cao hơn hẳn mức tăng của quý II cùng kỳ ở 2,1 điểm %, chủ yếu được dẫn dắt bởi nhóm bất động sản và cho vay phát triển cơ sở hạ tầng", KBSV cho hay.
Có thể bạn quan tâm
HSBC: Việt Nam sẽ có khả năng trở thành nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất ASEAN trong năm 2024
Theo dõi Nhịp Cầu Đầu Tư