Xuất khẩu da giày của Việt Nam năm 2024 ước đạt 27 tỉ USD
EU hiện là thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam khoảng 6 tỉ euro mỗi năm, do đó việc chuẩn bị để thay đổi và ứng phó với quy định này là cần thiết.
Sau giai đoạn cắt giảm, hiện tại nhiều doanh nghiệp lớn trong ngành da giày liên tục tuyển dụng công nhân để kịp đáp ứng đơn hàng mới.Hiệp hội Da giày - Túi xách Việt Nam (Lefaso) vừa đưa ra dự báo rằng kim ngạch xuất khẩu ngành năm 2024 sẽ đạt khoảng 26 - 27 tỉ USD.
Theo đại diện của Hiệp hội, sau giai đoạn cắt giảm, hiện tại nhiều doanh nghiệp lớn trong ngành da giày liên tục tuyển dụng công nhân để kịp đáp ứng đơn hàng mới. Thời gian vừa qua, đa số nhà sản xuất trong ngành này nỗ lực theo đuổi phân khúc sản phẩm trung và cao cấp với biên lợi nhuận cao hơn trước đây. Đặc biệt, ở khu vực Tây Nam Bộ và miền Trung Việt Nam vẫn còn nhiều lao động, chi phí nhân công rẻ, diện tích đất trống lớn… Đây là cơ hội để doanh nghiệp Việt tiếp tục phát triển, đồng thời thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vào ngành da giày của Việt Nam.
Trong 6 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu da giày của Việt Nam đạt trên 6,5 tỉ USD, tăng 5,7% so với cùng kỳ năm 2023. Trong các thị trường quốc tế, Mỹ chiếm tỉ trọng lớn nhất khoảng 35%, tiếp đến là EU 26%, Nhật Bản và Hàn Quốc. Riêng Trung Quốc hiện chiếm 9% tỷ trọng và kim ngạch ngày một lớn, đây cũng là thị trường giúp ngành da giày có dư địa cho tăng trưởng xuất khẩu trong năm 2024.
Hiện nay, Việt Nam có khoảng hơn 1.000 nhà máy sản xuất giày và tạo công ăn việc làm cho khoảng 1,5 triệu nhân công, đóng góp khoảng 8% GDP của cả nước. Tuy nhiên phần lớn doanh nghiệp của ngành da giày chỉ đang thực hiện gia công cho các hãng ngoại. Đơn giá cho một đôi giày nữ những năm qua hầu như không thay đổi, vẫn xoay quanh khoảng 10 USD/đôi; trong đó, 80% là giá nguyên phụ liệu và phần còn lại là tiền công của doanh nghiệp.
Đại diện của Lefaso cho biết, một số tiêu chuẩn xanh, phát triển bền vững như chính sách về sản phẩm sinh thái, trách nhiệm mở rộng với nhà sản xuất, truy xuất chuỗi cung ứng... có thể được các thị trường nhập khẩu giày dép lớn của Việt Nam áp dụng ngay trong năm này và một vài năm tới sẽ tác động tới xuất khẩu của ngành, bởi vì việc tuân thủ là bắt buộc.
Đối với cơ chế định giá carbon (CBAM), người trong ngành cho hay, giày dép là ngành được đánh giá trong quá trình sản xuất gây ra phát thải lớn nên cũng nằm trong số đối tượng chịu tác động từ CBAM. EU hiện là thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam khoảng 6 tỉ euro mỗi năm, do đó việc chuẩn bị để thay đổi và ứng phó với quy định này là cần thiết.
Có thể bạn quan tâm:
Cú sốc 10% của ngành nước giải khát
Theo dõi Nhịp Cầu Đầu Tư