Phong Cách Sống

COVID-19 và bệnh cúm: Mối đe dọa kép đang rình rập

Phùng Mỹ Thứ Sáu | 11/09/2020 15:51

ads

Ngày càng có nhiều lo ngại về việc một đợt sóng COVID-19 thứ 2 có thể ập đến bán cầu bắc vào mùa thu này. Nguồn ảnh: SCMP.

Chưa có vaccine COVID-19, nhưng chúng ta có vaccine phòng bệnh cúm. Hãy tiêm vaccine.
Ngày càng có nhiều lo ngại về việc một đợt sóng COVID-19 thứ 2 có thể ập đến bán cầu bắc vào mùa thu này. Nguồn ảnh: SCMP.

Theo Scientific American, sự không chắc chắn về tương lai dường như là điều chắc chắn trong đại dịch COVID-19. Không ai biết liệu COVID-19 có tiếp tục duy trì với tốc độ hiện tại hay những tương tác gia tăng gần đây giữa mọi người sẽ tạo ra một đợt bùng phát nhỏ hơn hoặc đợt thứ 2 lớn hơn. Nhưng có một vài điều rõ ràng: Virus gây bệnh có khả năng tiếp tục lưu hành trong cộng đồng cho đến khi có vaccine. Và chỉ còn vài tháng nữa là đến mùa.

Sự chồng chéo của COVID-19 và bệnh cúm khiến các nhà dịch tễ học và một số nhà hoạch định chính sách lo ngại. Nhân loại có thể sớm đối mặt với 2 dịch bệnh cùng lúc và sự kết hợp này có thể gây ra một cuộc khủng hoảng không giống bất kỳ dịch bệnh nào khác. 

 

Theo nghiên cứu mới của châu Âu, cúm có thể làm tăng gấp đôi tốc độ lây truyền của virus Corona. Theo một nghiên cứu chung của Viện Max Planck ở Đức và Viện Pasteur ở Pháp, trung bình một bệnh nhân bị nhiễm virus SARS-CoV-2 có thể truyền COVID-19 cho 2 người khác. Nhưng nếu người đó cũng bị cúm, thì khả năng họ sẽ lây nhiễm virus Corona sang 4 hoặc 5 người khác.

Ngày càng có nhiều lo ngại rằng một đợt đại dịch thứ 2 có thể ập đến bán cầu bắc vào mùa thu này, khiến cuộc khủng hoảng COVID-19 hiện tại thậm chí còn tồi tệ hơn. Tiến sĩ Anthony Fauci - chuyên gia hàng đầu về bệnh truyền nhiễm của Mỹ cho biết: “Tôi không biết, cũng như không ai có thể biết mùa thu sẽ mang lại điều gì”.

Tuy nhiên, một tương lai khác thuận lợi hơn cũng có thể xảy ra khi những virus này đi qua. Những thay đổi hành vi mà mọi người đã áp dụng để làm phẳng đường cong của COVID-19 - chẳng hạn như giãn xã hội, rửa tay và đeo khẩu trang - có thể làm giảm tác động của bệnh cúm.

Nhà dịch tễ học Sarah Cobey tại Đại học Chicago cho biết: “Thật khó để dự đoán. Không chỉ không biết liệu COVID-19 có giảm và biến mất khi mùa thay đổi hay không, mà điều thực sự khó là tôi không có dự báo tốt về hành vi của con người và các quyết định chính sách sẽ được thực hiện trong vài tháng tới”.

Tranh luận xung quanh việc bệnh cúm ảnh hưởng như thế nào đến đại dịch COVID-19. Một số nhà khoa học tin rằng sự lây nhiễm do các chủng cúm gây ra sẽ tạo ra một phản ứng miễn dịch chéo có thể bảo vệ một phần chống lại loại virus Corona mới.

Nhà dịch tễ học Jeffrey Shaman tại Đại học Columbia cho biết: nếu SARS-CoV-2 xảy ra theo các mô hình theo mùa như một số loại virus Corona khác và virus cúm, nó có thể giảm dần vào mùa hè.

Nhưng điều đó có thể làm chúng ta tự mãn và không chuẩn bị. 4 đại dịch virus cúm trong hơn 100 năm qua - H1N1 năm 1918, H2N2 năm 1957, H3N2 năm 1968 và H1N1 năm 2009 - đã có một đợt thứ 2 gây chết người vào khoảng mùa thu và đầu mùa đông. COVID-19 cũng có thể làm được như vậy. 

Do đó, chuyên gia dịch tễ học Jeffrey Shaman nói rằng: “Mối lo ngại chúng ta có thể mắc phải 2 bệnh cúm và COVID-19 là chính đáng”. Bởi lẽ, một bệnh nhân đồng nhiễm phải cùng lúc chống lại 2 loại virus khác nhau. Hơn nữa, một số triệu chứng cúm điển hình như ho và hắt hơi sẽ làm lây lan COVID-19.

Một đại dịch do một biến thể của virus H1N1 gây ra vào năm 1918 đã lây nhiễm cho khoảng 1/3 dân số thế giới và giết chết 50 triệu người. Nó xảy ra theo nhiều đợt và một số nhà khoa học tin rằng những đợt này bị thúc đẩy và trở nên tồi tệ hơn do bệnh cúm theo mùa.

Mặc dù, virus Corona mới và virus cúm có thể gây ra một số triệu chứng giống nhau, chẳng hạn như sốt, ho và mệt mỏi nhưng những điểm tương đồng này chủ yếu là bề ngoài. Nguồn ảnh: Scientific American.
Mặc dù, virus Corona mới và virus cúm có thể gây ra một số triệu chứng giống nhau, chẳng hạn như sốt, ho và mệt mỏi nhưng những điểm tương đồng này chủ yếu là bề ngoài. Nguồn ảnh: Scientific American.

Các tác nhân gây bệnh sử dụng các thụ thể khác nhau trên tế bào để xâm nhập vào cơ thể chúng ta. Do đó, SARS-CoV-2 có thể xâm nhập theo một cách, trong khi virus cúm lại xâm nhập theo một cách khác.

 

Theo dõi dịch bệnh trong nhiều thập kỷ, những nhà dịch tễ học phát hiện ra rằng các đợt bùng phát virus đường hô hấp thường không đạt đến đỉnh điểm trong cùng một khoảng thời gian. Mặc dù không ai biết chính xác lý do tại sao, có thể sự bùng nổ miễn dịch tạm thời đối với các loại virus khác nhau ở cấp độ tế bào có thể thay đổi tiến trình của dịch bệnh trong tương lai.

Cụ thể, sự bùng phát của virus rhinovirus - gây ra cảm lạnh thông thường - dường như đã làm trì hoãn sự xuất hiện của đại dịch cúm năm 2009 ở châu Âu. 

Nhà dịch tễ học Sarah Cobey cho rằng: “Hiện, có một phần rất lớn dân số nhạy cảm với COVID-19. Giả sử, chúng ta không thực sự tích cực trong việc ngăn chặn sự lây truyền, nó sẽ tiếp tục tàn phá các cộng đồng, để lại sự đánh thức khả năng miễn dịch có thể hơi hiệu quả đối với các loại virus khác”.

Tiến sĩ Wang Chen, Chủ tịch Học viện Khoa học Y tế Trung Quốc ở Bắc Kinh và là cố vấn cấp cao của chính phủ Trung Quốc về ứng phó với đại dịch, cho biết: mọi người nên tiêm phòng cúm trước khi mùa cúm đến vào tháng 11. Việc tiêm phòng cúm có thể làm giảm nguy cơ bị nhiễm các loại virus khác nhau gây ra các triệu chứng tương tự lưu hành cùng một lúc.

Giám đốc Y tế Elizabeth Tilson bang North Carolina, Mỹ, người đồng chủ trì lực lượng đặc nhiệm virus Corona của bang chỉ ra rằng bất cứ điều gì xảy ra, có một bước cơ bản mà mọi người có thể thực hiện có thể làm thay đổi quỹ đạo của 1 trong 2 vụ dịch. Hiện, chúng ta không có vaccine cho COVID-19. Nhưng chúng ta có vaccine phòng bệnh cúm. Hãy tiêm vaccine”.

Có thể bạn quan tâm:

► Vaccine "không có vai trò gì" trong việc kiểm soát đại dịch COVID-19 đang diễn ra


Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày