Phong Cách Sống

Việt Nam đứng thứ 116/141 nước về kỹ năng của học sinh tốt nghiệp

Tuệ Anh Thứ Ba | 28/03/2023 14:45

Khoảng cách kỹ năng sẽ ngày càng lớn hơn do thế hệ Z gia nhập thị trường lao động ở thời điểm công nghệ đang thay đổi nhanh chóng. Ảnh: Đại học Bách khoa Hà Nội.

Theo báo cáo của World Bank, chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam đạt 3,79/10 điểm, xếp vị trí 11 trong số 12 quốc gia được khảo sát tại châu Á.
Khoảng cách kỹ năng sẽ ngày càng lớn hơn do thế hệ Z gia nhập thị trường lao động ở thời điểm công nghệ đang thay đổi nhanh chóng. Ảnh: Đại học Bách khoa Hà Nội.

Báo cáo mới đây của Ngân hàng Thế giới (WB) cho biết Việt Nam vẫn tiếp tục bị thiếu lao động có trình độ tay nghề, công nhân kỹ thuật bậc cao. Theo xếp hạng của WB, chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam đạt 3,79 điểm (trong thang điểm 10), xếp vị trí 11 trong số 12 quốc gia được khảo sát tại châu Á, trong khi Hàn Quốc đạt 6,91 điểm, Ấn Độ đạt 5,76 điểm, Malaysia đạt 5,59 điểm.

Năng suất lao động của Việt Nam thuộc nhóm cuối ở Đông Nam Á, chỉ cao hơn Campuchia, Myanmar và Lào, thấp hơn Philippines, Indonesia, Thái Lan và thấp hơn rất nhiều so với Malaysia cũng như Singapore.

đa số lao động không sử dụng hết tiềm năng của mình là những người từ 15-34 tuổi. Ảnh: T.L
Đa số lao động không sử dụng hết tiềm năng của mình là những người từ 15-34 tuổi. Ảnh: T.L

Trình độ khoa học và công nghệ của Việt Nam mặc dù đã đạt được một số thành tựu nhưng vẫn còn khoảng cách khá xa so với các quốc gia dẫn đầu châu Á, nhất là khoảng cách giữa nghiên cứu với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ vào đời sống xã hội, sản xuất. Bên cạnh đó, hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia còn non trẻ, manh mún; hoạt động nghiên cứu và phát triển trong khu vực doanh nghiệp còn ít, thiếu kết nối hiệu quả với các trường đại học, viện nghiên cứu.

Về kỹ năng của lao động, Việt Nam đứng thứ 116/141 nước về kỹ năng của học sinh tốt nghiệp trong Báo cáo về cạnh tranh toàn cầu, thấp hơn nhiều so với một số nước, trong đó có Singapore (thứ 79).

Cuộc điều tra trong các doanh nghiệp của Việt Nam cho thấy nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tuyển dụng người lao động có chất lượng, kỹ năng phù hợp, nhất là cho vị trí quản lý.

Điều đáng nói, đa số lao động không sử dụng hết tiềm năng của mình là những người từ 15-34 tuổi (48,4%) cao hơn rất nhiều so với tỷ trọng lao động nhóm tuổi này trong lực lượng lao động là 34,7%.

Đây là con số tổng hợp cho biết mức độ "lệch pha" giữa cung và cầu lao động trên thị trường; phản ánh tình trạng dư cung về lao động. Như vậy, Việt Nam vẫn còn một bộ phận không nhỏ lực lượng lao động tiềm năng chưa được khai thác, đặc biệt là nhóm lao động trẻ.

Mức độ chênh lệch về trình độ học vấn là đáng kể giữa khu vực thành thị và nông thôn. Đây là dấu hiệu cho thấy sự phân cấp, mất cân đối nguồn nhân lực giữa các vùng miền và tất yếu sẽ kéo theo chênh lệch mức sống dân cư, trình độ phát triển kinh tế-xã hội giữa các khu vực và có thể xem là lỗ hổng lớn về chất lượng lao động của Việt Nam hiện nay.

Ngoài ra báo cáo cũng nhận xét rằng tỷ trọng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật nhìn chung còn thấp, kể cả trong lớp trẻ. 

Có thể bạn quan tâm:

Đầu tư công, động lực thay thế quan trọng với chỉ báo tăng trưởng


Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày