Đường đến niêm yết

VNPost bán đấu giá hơn 140,5 triệu cổ phần LPB

Khánh An Thứ Tư | 15/03/2023 17:54

Hình ảnh tại LienVietPostBank. Ảnh: TL.

VNPost dự kiến bán đấu giá hơn 140,5 triệu cổ phiếu LPB, với mức giá khởi điểm được công bố là 22.908 đồng/cổ phần.
Hình ảnh tại LienVietPostBank. Ảnh: TL.

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa thông báo về thương vụ đấu giá bán cổ phần của Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank, mã LPB) do Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam (VNPost) sở hữu.

Theo đó, VNPost dự kiến bán đấu giá hơn 140,5 triệu cổ phiếu LPB, với mức giá khởi điểm được công bố là 22.908 đồng/cổ phần, tương đương cả lô là hơn 3.200 tỉ đồng. 

Thời gian tổ chức đấu giá dự kiến vào 09h00, ngày 21/4/2023 tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội. Như vậy, mức giá trên hiện hiện đang cao hơn thị giá của cổ phiếu LPB trên thị trường chứng khoán khoảng 52,2%, tính theo mức giá đóng cửa phiên 15/3 của cổ phiếu LPB.

Thông tin bán đấu giá cổ phần của VNPost tại LienVietPostBank
Thông tin bán đấu giá cổ phần của VNPost tại LienVietPostBank

Về kết quả kinh doanh, quý IV/2022, LienVietPostBank ghi nhận thu nhập lãi thuần đạt hơn 2.771  tỉ đồng, gần như đi ngang so với cùng kỳ năm trước. 

Luỹ kế năm 2022, thu nhập lãi thuần của ngân hàng đạt gần 11.900  tỉ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt hơn 4.510  tỉ đồng, lần lượt tăng 32% và tăng 57% so với năm 2021.

Nhìn nhận về ngành ngân hàng nói chung, Công ty Chứng khoán DSC đánh giá, năm 2022 với sự đóng băng của thị trường bất động sản làm dấy lên lo ngại của nhà đầu tư về rủi ro nhóm bất động sản làm ăn thua lỗ, không thể trả nợ và từ đó làm tăng nợ xấu của nhóm ngân hàng. Tuy nhiên, đến hết năm 2022, tỉ lệ nợ xấu nội bảng chỉ đạt 1,92%, gần như không thay đổi so với năm 2021. Có thể thấy, hiện chất lượng tài sản hệ thống ngân hàng Việt Nam vẫn đang tốt.

Nguồn: DSC
Nguồn: DSC

Theo DSC, trong năm 2023, lượng trái phiếu doanh nghiệp lớn đáo hạn vào quý II và quý III cũng là 1 yếu tố đáng theo dõi do nó ảnh hưởng trực tiếp tới rủi ro giảm lợi nhuận sau thuế của nhóm bất động sản, cũng như dẫn tới tăng nợ xấu hệ thống ngân hàng. 

“Với Nghị định 08 mới được thông qua, cho phép công ty phát hành quyền thỏa thuận với khách hàng để dãn nợ trái phiếu, trả nợ trái phiếu bằng các loại tài sản khác ngoài tiền. Dù nghị định không trực tiếp hỗ trợ vốn cho nhóm bất động sản nhưng phần nào làm giảm đi rủi ro vỡ nợ trái phiếu, từ đó hỗ trợ giảm rủi ro tăng nợ xấu cho nhóm ngân hàng”, DSC nhìn nhận. 

Có thể bạn quan tâm 

Cổ phiếu VOS thoát diện cảnh báo


Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày