Tài Chính

Sự luân chuyển dòng tiền trên phố Wall

Kim Anh Thứ Tư | 29/04/2020 14:57

Ảnh: WSJ.com

Dòng tiền đang có sự luân chuyển từ nhóm công nghệ sang các lĩnh vực giá trị và có tính chu kỳ như năng lượng, công nghiệp và tài chính...
Ảnh: WSJ.com

Tính đến ngày 29.4, thị trường chứng khoán châu Á đã có phiên thứ 3 tăng điểm. Đà tăng của thị trường đến từ niềm tin của nhà đầu tư đã trở lại khi một số nơi trên thế giới đã giãn cách ly. Cùng với đó là sự hồi phục của giá dầu, với kỳ vọng nhu cầu sẽ tăng trở lại.

Các tài sản rủi ro bao gồm vốn chủ sở hữu đã tăng mạnh trong tháng 4 nhờ các biện pháp kích thích chính sách tài chính và tiền tệ trên toàn cầu nhằm mục đích làm dịu cú đòn kinh tế từ đại dịch COVID-19.

Nhiều thông tin tích cực về phương pháp điều trị cũng như quá trình phát triển Vaccine cũng đã được công bố trong thời gian gần đây.

 

Hơn nữa, các nhà đầu tư đã lấy lại được niềm tin khi một số nơi thuộc Mỹ, Châu Âu và Úc đang dần nới lỏng cách ky, còn New Zealand cho phép một số doanh nghiệp mở cửa trong tuần này. Những yếu tố này đã giúp nâng chỉ số MSCI châu Á-Thái Bình Dương, Nhật Bản lên 0,9% vào 29.4, đã tăng 3,3% trong tuần này. 

Thị trường chứng khoán Úc tăng 1,2% nhờ đà tăng của cổ phiếu các công ty năng lượng và tài nguyên. Trong khi chứng khoán Hàn Quốc tăng 1,2%.

Thị trường chứng khoán Trung Quốc cũng tăng 0,6% nhờ vào các cổ phiếu blue-chip.  Nhà phân tích của Jefferies, ông Sean Darby cho biết, sự phục hồi của giá cổ phiếu toàn cầu từ mức thấp hồi tháng 3 không đi kèm với thanh khoản của thị trường. 

Ông Darby nhận định, khối lượng giao dịch bình quân 260 ngày vẫn còn rất thấp đối với các thị trường mới nổi và thị trường phát triển, trong khi số lượng cổ phiếu tạo đỉnh mới mới so với đáy mới là tương đương. Sự gia tăng vốn chủ sở hữu đã đến ngay cả khi các nhà phân tích dự đoán một sự thu hẹp mạnh mẽ trong tăng trưởng thế giới.

Theo dự báo của Moody's, ​​nền kinh tế của nhóm 20 quốc gia tiên tiến (G-20) sẽ giảm 5,8% trong năm nay và khó có thể  phục hồi về mức tiền COVID-19 ngay cả vào năm 2021.

Các thị trường khác đang tìm kiếm sự hỗ trợ từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), điều này được đưa ra vào cuối cuộc họp diễn ra trong 2 ngày vào thứ Tư. Ngân hàng Trung ương châu Âu họp vào thứ Năm.

Các nhà phân tích cho rằng, không có khả năng Fed sẽ thực hiện các động thái nới lỏng hơn nữa các chính sách tiền tệ, dựa trên phạm vi và chiều sâu của nỗ lực chống lại thiệt hại kinh tế do COVID-19 gây ra.

Ngày 29.4, ở phố Wall, các nhà đầu tư đã “bỏ rơi” cổ phiếu của những gã khổng lồ công nghệ Alphabet Inc’s Google, đẩy chứng khoán Mỹ vào sắc đỏ.   

Chỉ số Dow Jones  giảm 0,3%, S&P500  mất 0,5% và Nasdaq Composite giảm 1,4%.

Các nhà đầu tư có vẻ đang dè chừng đối với cổ phiếu của các công ty công nghệ lớn khác như Facebook; Amazon và Apple.

Ông Tim Ghriskey, Chiến lược gia đầu tư tại Inverness Coun ở New York cho biết, dòng tiền đang có sự luân chuyển từ nhóm công nghệ như Amazon sang các lĩnh vực giá trị và có tính chu kỳ như năng lượng, công nghiệp và tài chính.

Về thị trường tiền tệ, đồng USD suy yếu so với đồng Yen Nhật, lên 106,52 do lo ngại COVID-19 có thể lan rộng hơn so với dự tính trước đây nếu các doanh nghiệp mở cửa sớm. 

Đồng EUR  tăng 0,3% ở mức 1,0848 USD mặc dù chỉ số EUR giảm sau khi Fitch hạ xếp hạng tín dụng của Ý xuống BBB. Chỉ số USD so với rổ tiền tệ giảm 0,2%.

Trong các mặt hàng, dầu thô CLc1 của Mỹ đã tăng 15,7% lên 14,29 USD/ thùng và Brent LCOc1 tăng 4% ở mức 21,28 USD sau khi dự trữ của Mỹ tăng ít hơn dự kiến. 

Dầu thô Mỹ đã giao dịch trên 50 USD/thùng chỉ trong tháng 2.

Vàng đã chạm mức cao hơn ở mức 1.710,61 USD / ounce.

* Có thể bạn quan tâm 

►Vì sao nhà đầu tư vĩ đại Carl Icahn vẫn chưa xuống tiền mua cổ phiếu?

Nguồn Reuters


Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày