Thế giới

"Tranh thủ" lúc châu Âu khủng hoảng, Ai Cập cắt điện trong nước để xuất khẩu

Mỹ Quyên Thứ Tư | 31/08/2022 16:46

Một người bán hàng đếm tiền tại quầy bánh mì ở khu phố Sayeda Zeinab của Cairo, Ai Cập. Ảnh: AP.

Cuộc khủng hoảng kinh tế do chiến tranh thúc đẩy đang phủ bóng tối lên đường phố tại Ai Cập, khi chính phủ hạn chế thắp sáng để tiết kiệm năng lượng.
Một người bán hàng đếm tiền tại quầy bánh mì ở khu phố Sayeda Zeinab của Cairo, Ai Cập. Ảnh: AP.

Cuộc tấn công của Nga vào Ukraine đã có tác động ngay lập tức đến Ai Cập, nhà nhập khẩu lúa mì lớn nhất thế giới vốn phụ thuộc vào các nước thuộc Liên Xô cũ với hơn 80% lượng ngũ cốc.

Thủ tướng Mostafa Madbouly cho biết Ai Cập đang hạn chế sử dụng điện để xuất khẩu khí đốt tự nhiên nhiều hơn, vốn được dùng cho các nhà máy điện của nước này, giúp dự trữ thêm ngoại tệ.

Ông Madbouly nói rằng hệ thống chiếu sáng trên đường phố, quảng trường công cộng và các cơ sở thể thao lớn sẽ bị cắt giảm và hệ thống chiếu sáng bên ngoài các tòa nhà chính phủ sẽ tắt sau giờ làm việc. 

Việc thắt chặt là dấu hiệu cho thấy Ai Cập sẽ còn kiếm được nhiều tiền hơn khi đứng trước tác động của cuộc chiến của Nga và Ukraine. Cuộc xung đột cũng đã khiến hóa đơn lúa mì và nhiên liệu của Ai Cập tăng vọt, gây áp lực lên đồng tiền của nước này và khiến các đồng minh vùng Vịnh cam kết hỗ trợ hơn 20 tỉ USD.

Đồng thời, cuộc khủng hoảng khí đốt của châu Âu đang mang lại cho Ai Cập, nơi có mỏ khí đốt tự nhiên ngoài khơi Zohr khổng lồ được phát hiện vào năm 2015, một vai trò quan trọng trong kế hoạch năng lượng của lục địa này. Vào tháng 6, Ai Cập đã ký một thỏa thuận với Israel để tăng cường bán khí đốt cho Liên minh châu Âu.

 

Ai Cập, trước đây sử dụng 60% khí đốt để sản xuất điện,  hiện đã sử dụng dầu mazut, một loại dầu nhiên liệu nặng, tại một số nhà máy điện kể từ tháng 10, ông Madbouly cho biết. Điều đó đã giúp tạo ra thặng dư khí đốt cho xuất khẩu, mang lại 100-150 triệu USD mỗi tháng.

Các biện pháp khác để cắt giảm tiêu thụ điện bao gồm điều hòa trong các trung tâm mua sắm trên toàn quốc chỉ được đặt mức thấp tối đa là 25 độ C, thủ tướng cho biết. Ông kêu gọi người dân Ai Cập nhận ra quy mô của cuộc khủng hoảng.

Ngành du lịch quan trọng của đất nước cũng bị ảnh hưởng bởi cuộc xung đột Ukraine, cắt giảm dòng khách du lịch đến quốc gia vốn vẫn đang bị tổn thương từ cuộc cách mạng năm 2011 và đại dịch COVID-19.

Tăng trưởng kinh tế chậm lại còn 3,3% trong năm 2021, từ mức 3,6% năm trước đó, mặc dù mức tăng trưởng hàng năm là 6,6%.

 

Lạm phát tại Ai Cập đạt mức cao nhất trong ba năm là 14,6% vào tháng 7, sau khi quốc gia này hạ giá đồng nội tệ, đẩy giá cả các mặt hàng nhập khẩu tăng cao và dự trữ ngoại hối sụt giảm mạnh. Tính từ tháng 2 đến tháng 7, dự trữ ngoại hối của Ai Cập đã giảm 7,8 tỉ USD xuống còn 33,1 tỉ USD.

Ai Cập đang đàm phán một khoản vay từ IMF để giúp giảm thiểu thiệt hại do chiến tranh Ukraine gây ra đối với đất nước, nơi 30% trong số 103 triệu dân số sống trong cảnh nghèo đói. Nhưng các cuộc đàm phán đã kéo dài sáu tháng, khiến các nhà phân tích phải chú ý.

"Các cuộc đàm phán kéo dài với IMF cho thấy một số quan chức đang miễn cưỡng tuân theo các yêu cầu của Quỹ và muốn dựa vào sự hỗ trợ từ các nền kinh tế vùng Vịnh giàu dầu mỏ", Công ty tư nghiên cứu London's Capital Economics cho biết.

“Chúng ta cần đẩy nhanh các cuộc đàm phán với IMF”, ông Hany Genena, nhà kinh tế kiêm giảng viên Đại học Mỹ ở Cairo, nói. “Từ tuần trước, đã xuất hiện tình trạng thiếu USD nghiêm trọng tại các ngân hàng để cung cấp cho các nhà nhập khẩu ở nhiều lĩnh vực”, ông Genena nói thêm.

Có thể bạn quan tâm: 

No hay ấm? Quyết định khó nhằn của người dân châu Âu cho mùa đông này

Nguồn Bloomberg


Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày