Kinh Doanh

5 ngân hàng lớn chưa hưởng lợi nhiều từ quá trình tái cơ cấu

Thứ Hai | 29/09/2014 12:34

Tuy nhiên, tái cơ cấu đã giúp đẩy lùi nguy cơ đổ vỡ hệ thống.
Tại diễn đàn Kinh tế Mùa thu diễn ra cuối tuần qua, Giáo sư Trần Thọ Đạt và cộng sự đã đưa ra tham luận về tác động của quá trình tái cơ cấu đến nhóm 5 ngân hàng TMCP có tổng tài sản lớn nhất hệ thống ngân hàng TMCP Việt Nam và không bị mua bán, sáp nhập giai đoạn 2011 - 2013 gồm: ACB, BIDV, Vietinbank, MBBank và Vietcombank.

Tham luận chỉ ra những lợi ích mà tái cấu đem như nguy cơ đổ vỡ bị đẩy lùi, một số kết quả như nguy cơ đổ vỡ bị đẩy lùi, 7 ngân hàng yếu kém hoạt động bình thường trở lại sau hợp nhất, sáp nhập, năng lực tài chính từng bước được lành mạnh thông qua tăng vốn điều lệ và xử lý nợ xấu, tổng nợ xấu được xử lý thông qua Công ty quản lý tài sản các tổ chức tín dụng (VAMC) và tự bản thân các ngân hàng khoảng 105.000 tỷ đồng.

Tuy nhiên, tham luận cũng nếu ra: "5 ngân hàng thương mại cổ phần có tổng tài sản lớn nhất trong hệ thống các ngân hàng Việt Nam không nhận được những sự thay đổi khả quan từ quá trình tái cơ cấu".

Về độ an toàn vốn, hệ số CAR của 5 ngân hàng trên tăng dần trong giai đoạn 2009 – 2011, suy giảm ở năm 2012 và tăng nhẹ trong năm 2013. So với giai đoạn trước quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, độ an toàn vốn của nhóm ngân hàng có tổng tài sản lớn nhất đã tăng lên đáng kể.
e
Về chất lượng tài sản được xác định bởi tỷ lệ nợ xấu, số liệu tổng hợp từ các báo cáo tài chính của các NHTM cho thấy tỷ lệ nợ xấu giảm xuống trong giai đoạn 2008 – 2010 và tăng lên trong ba năm tiếp theo.

Về hiệu quả quản lý, tỷ lệ chi tiêu/thu nhập tăng dần trong giai đoạn 2008 – 2012 và giảm nhẹ năm 2013. Như vậy, trong 5 năm liên tiếp, hiệu quả quản lý của 5 ngân hàng TMCP có tổng tài sản lớn nhất liên tục bị suy giảm, với chi phí tăng nhiều hơn so với thu nhập đạt được. Sang năm 2013, hiệu quả quản lý đã có dấu hiệu được cải thiện, tuy nhiên tỷ lệ chi tiêu/thu nhập vẫn ở mức cao.

Về kết quả hoạt động, các chỉ số ROA và ROE của 5 ngân hàng TMCP có tổng tài sản lớn nhất giảm dần từ 2008 đến 2013, đặc biệt giảm mạnh trong 2012 và 2013. Đối với thu nhập thuần từ lãi vay, chỉ tiêu NIE tăng mạnh trong giai đoạn 2008 – 2011 và giảm dần trong hai năm 2012, 2013. Các kết quả này phản ánh khá rõ những khó khăn chung của ngành ngân hàng và của nền kinh tế, khi trong 2012 và 2013, nền kinh tế suy thoái dẫn đến các doanh nghiệp đều gặp khó khăn trong hoạt động kinh doanh, không trả được nợ cho ngân hàng khiến các ngân hàng phải tăng dự phòng rủi ro và giảm đáng kể lợi nhuận.

e
Cuối cùng, tính thanh khoản của các ngân hàng trong nhóm 5 ngân hàng TMCP có tổng tài sản lớn nhất hệ thống ngân hàng TMCP cũng giảm dần theo thời gian. Cụ thể, tỷ lệ tài sản có tính thanh khoản cao/tổng tiền gửi từ 5% năm 2008 chỉ còn 2,1% năm 2013, có nghĩa là tỷ lệ này đã giảm hơn một nửa trong vòng 6 năm.

Nguồn Theo DVO


Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày