Kinh Doanh

Cá chết hàng loạt ở Đà Nẵng gây thiệt hại tiền tỷ

Thứ Bảy | 13/07/2013 15:10

Gia đình nào có ít cá cũng thiệt hại 250- 300 triệu đồng.
Những ngày qua, người nuôi cá lồng tại vịnh Mân Quang, phường ThọQuang, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng lao đao vì cá đến kỳ xuất bán bất ngờ chết hàng loạt. Nhiềuhộ thiệt hại tiền tỷnhưng chính quyền và ngành chức năng ở thành phố vẫn chưa có động tháinào, vì cho rằng đây là khu vực cấm nuôi cá lồng bè nên những hộ cố tình vi phạm phải tự chịu thiệthại do cá chết.

Đã 3 ngày trôi qua nhưng trên mặt vịnh Mân Quang, xác cá vẫn chưađược vớt hết, trôi dạt vào bờ, bốc mùi hôi thối nồng nặc cả một góc vịnh. Người đi đường qua cầuThuận Phước phải bịt miệng nín thở. Còn chủ lồng bè thì thẫn thờ bởi tài sản cả tỷ đồng đầu tư suốtcả năm trời đã "bốc hơi" theo xác cá.

Mùi hôi bốc lên nồng nặc tại những khu vực cá chết ở Đà Nẵng (Ảnh:vea.gov.vn)

Ông Đoàn Văn Xiêm ở tổ 32 A, phường Nại Hiên Đông, quận Sơn Trà,thành phố Đà Nẵng than thở: "Tôi thấy có một dòng nước đỏ như màu cá phê tràn qua lồng bè. Khi đó,con cá nổi lên mặt nước ngáp rồi thở, rồi chết trắng. Chúng tôi kéo lên, không còn cá gì hết. Giađình nào có ít cá cũng thiệt hại 250- 300 triệu đồng.

Mỗi lồng bè nuôi cá tại vịnh Mân Quang có chi phí đầu tư ban đầu từ40 đến 100 triệu đồng. Mỗi vụ thả nuôi, người nuôi phải đầu tư thêm vài trăm đến cả tỷ đồng tiềngiống cá, tiền thức ăn, công chăm sóc tùy quy mô nuôi.

Ông Nguyên Văn Việt, ở tỉnh Thanh Hóa bán nhà ở được 300 triệuđồng, "gửi gắm" hết vào lồng cá. Giờ cá chết gần hết, gia đình ông cắm lều ở trên bờ, không còn hyvọng mua đất định cư ở vùng ven Đà Nẵng. Thiệt hại nặng nhất là bè cá gia đình ông Trần Văn Nửa, ởphường Mân Thái, quận Sơn Trà với 36 lồng nuôi:

"Gia đình tôi đã mất đi gần 500 triệu đồng. Tôi mong các ban, ngànhchức năng và thành phố hãy hỗ trợ chúng tôi và làm rõ nguồn nước như thế nào để đỡ ô nhiễm"- ÔngVăn Việt tâm sự

Khu vực vịnh Mân Quang trước đây có 24 hộ nuôi cá, do làm ăn cólãi, nhiều hộ đổ xô ra đây đóng bè nuôi cá. Tuy nhiên, đây là khu vực nằm cạnh Nhà máy đóng tàuSông Thu lại ở phía dưới Khu Công nghiệp dịch vụ thủy sản Thọ Quang- điểm "nóng" về ô nhiễm môitrường tại thành phố Đà Nẵng.

Người dân cho rằng, nguyên nhân cá chết hàng loạt do các doanhnghiệp lén thải chất thải chưa qua xử lý ra vịnh.

Ông Nguyễn Văn Việt, người dân phường Mân Thái, quận Sơn Trà,nuôi cá tại đây cho rằng: Những năm trước, khi chưa mở đường sá thì tôi thấy ở đây người dânvẫn nuôi cá bình thường. Cá chết rất ít, đa số người dân thu hoạch ai cũng bội thu, nhiều người trởnên giàu có. Người dân ở đây cho rằng cá chết do nước thải từ vũng Thùng và nhà máy đóng tàu sôngThu.

Trước tình trạng nguồn nước Vịnh Mân Quang bị ô nhiễm, giữa năm2010, UBND TP Đà Nẵng có chủ trương cấm nuôi thủy hải sản trong khu vực này, hỗ trợ cho các hộ dânchuyển đổi ngành nghề. Tuy nhiên, nói là hỗ trợ chuyển đổi nghề nhưng lại không xác định được ngànhnghề phù hợp cho người dân. Chính quyền phường Thọ Quang sau thời gian quyết liệt triển khai chủtrương của thành phố như cưỡng chế, tháo dỡ lồng bè… sau đó lại thả nổi để người dân trở lại nghềcũ.

Ông Lê Công Hồ, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thônthành phố Đà Nẵng cho biết: Phường không phải không xử lý được, chức năng của phường chủ yếu đi vậnđộng các hộ không thả lồng nuôi cá ở sông. Các hộ nuôi riêng lẻ ít nhưng các hộ lớn nuôi cá ở đâyrất nhiều. Nếu phường xử lý mà có vấn đề gì thì tổn thất đến kinh tế cuối cùng phường cũng ngại canthiệp.

Chính quyền thành phố Đà Nẵng cho hay, cũng giống như đợt thiệt hạinghêu năm ngoái, lần này những hộ nuôi cá lồng bè sẽ không được hỗ trợ bất cứ khoản nào. Tuy nhiên,làm thế nào để nghiêm cấm triệt để và chuyển đổi ngành nghề cho số hộ nuôi cá lồng bè khu vực VịnhMân Quang, phường Thọ Quang, quận Sơn Trà thì chính quyền thành phố vẫn chưa đưa ra câu trảlời.

Nguồn VOV News


Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày