Phát triển bền vững

Cần chuẩn bị năng lượng và năng lực số cho tương lai của Việt Nam

Thanh Hằng Thứ Sáu | 08/09/2023 14:04

Nhiều chuyên gia đã đưa ra các giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển bền vững ở Việt Nam. Nguồn: RMIT.

Để đạt được các mục tiêu đầy tham vọng của Việt Nam, trong ngắn hạn đòi hỏi phải xây dựng thêm năng lực và đào tạo số cho lực lượng lao động.
Nhiều chuyên gia đã đưa ra các giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển bền vững ở Việt Nam. Nguồn: RMIT.

Nhu cầu tiêu thụ điện ở các đô thị trong nước liên tục tăng và tháng 5 vừa qua, một số nơi đã phải tiết giảm đèn chiếu sáng công cộng để "nhường” năng lượng cho các hoạt động sản xuất và sinh hoạt. Nhu cầu năng lượng của cả nước tăng vọt được cân bằng bởi cam kết của chính phủ nhằm đạt mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, từ đó cho thấy yêu cầu quan trọng cần phát triển những nguồn năng lượng bền vững để đảm bảo sự phát triển liên tục của các đô thị Việt Nam.

Sau thành công của Diễn đàn Thành phố thông minh và bền vững năm 2021, diễn đàn lần thứ ba vừa được Đại học RMIT Việt Nam phối hợp cùng Sở Công thương và Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM vào tháng 8/2023. Tại diễn đàn, các chuyên gia đã cùng nhau đề xuất giải pháp cho nhu cầu ngày càng tăng về lực lượng lao động có năng lực số và nhu cầu sản xuất năng lượng bền vững hơn tại Việt Nam.

“Kinh tế xanh là chiến lược để phát triển bền vững hơn và đòi hỏi hợp tác tập thể”, tiến sĩ Trương Minh Huy Vũ, Phó giám đốc Viện nghiên cứu phát triển TP.HCM đã giới thiệu. Ông Vũ chỉ ra rằng cần các nguồn lực xã hội bằng nhiều hình thức khác nhau, từ hợp tác công tư đến việc cùng chia sẻ nguồn lực như phần nào đã được chỉ ra trong Nghị quyết 98.

“Đặc biệt, hợp tác quốc tế rất cần thiết, vì đây là những vấn đề mới mà kinh nghiệm và nguồn lực của chúng ta sẽ được cộng hưởng và phát triển nhanh hơn nếu có sự phối hợp nhiều trên thế giới”, Tiến sĩ Vũ nhấn mạnh.

Chia sẻ về phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam, Phó giáo sư Vũ Minh Khương đến từ Trường Chính sách công Lý Quang Diệu thuộc Đại học Quốc gia Singapore nhấn mạnh: “Thành tựu phát triển năng lượng tái tạo thành công ở Việt Nam phụ thuộc vào sự tương tác năng động và hiệu ứng tương hỗ lẫn nhau của quản trị quốc gia hiệu quả, lựa chọn kinh doanh có tầm nhìn và các cơ chế được thiết kế tốt nhằm thúc đẩy tiến bộ liên tục”. Ông bổ sung: “Quan trọng là Việt Nam duy trì cam kết đối với những yếu tố này, tạo môi trường thúc đẩy đổi mới công nghệ và các hoạt động bền vững”.

Để đạt được các mục tiêu đầy tham vọng của Việt Nam, trong tương lai ngắn hạn đòi hỏi phải xây dựng thêm năng lực và đào tạo số để lực lượng lao động được trang bị phù hợp cho một thế giới đang phát triển nhanh chóng.

Bên cạnh nhu cầu nâng cao khả năng của lực lượng lao động là nhu cầu cần năng lượng hơn. Chính phủ đã dự báo nhu cầu điện sẽ tăng trung bình từ 8,5% - 9% mỗi năm cho đến 2025.

“Trên thực tế, năng lực số và năng lượng tái tạo có quan hệ cộng sinh. Lực lượng lao động của chúng ta cần năng lượng bền vững hơn để có năng lực số tốt hơn và xây dựng các thành phố kết nối và tiên tiến trong tương lai”, giáo sư Robert McClelland, Trưởng khoa Kinh doanh Đại học RMIT, chia sẻ. “Ngược lại, khi lực lượng lao động được trang bị kiến thức tiên tiến hơn, họ sẽ dễ dàng giúp phát triển cơ sở hạ tầng cho việc sản xuất năng lượng bền vững hơn”, Giáo sư McClelland nhấn mạnh.

Theo Phó giáo sư Nguyễn Quang Trung, Chủ nhiệm nhóm bộ môn Quản trị tại Đại học RMIT, không có lối tắt nào để nâng cao lực lượng lao động số của Việt Nam. Thay vào đó, cần triển khai một kế hoạch dài hạn.

Có thể bạn quan tâm:

Việt Nam đứng thứ 2 trong số các nền kinh tế đang phát triển về thu hút FDI vào năng lượng tái tạo


Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày