Thế giới

Né thuế quan của Mỹ, hàng loạt công ty Hồng Kông hồi hương

Hà Linh Thứ Năm | 17/10/2019 17:39

Ảnh: SCMP

Trước lo ngại về tác động của cuộc chiến thương mại, hàng loạt công ty Hồng Kông đang trở về nhà và xây dựng thương hiệu “made in Hong Kong”.
Ảnh: SCMP

Hàng loạt công ty Hồng Kông hồi hương

Ông Lee Kam-hung, một kỹ sư và doanh nhân sinh ra ở Hồng Kông cho biết, các doanh nghiệp khó có thể tránh được tác động từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung. Ông lo ngại rằng cuộc chiến thương mại kéo dài có thể phá hoại tương mai ngành công nghiệp điện tử của Hồng Kông.

Mặc dù Mỹ và Trung Quốc đã đạt được thỏa thuận thương mại tạm thời vào ngày 11/10, song cũng như ông Lee, nhiều doanh nghiệp khác đã chọn chuyển sản xuất từ Trung Quốc về Hồng Kông, thành phố có lực lượng lao động lành nghề và dịch vụ hậu cần tốt nhất thế giới. Thông qua việc sản xuất tại Hồng Kông, các doanh nghiệp này sẽ né được thuế quan mà Mỹ áp đặt lên hàng hóa Trung Quốc.

Công ty của ông Lee đang lên kế hoạch chuyển nhà máy sản xuất xuất các sản phẩm cao cấp sử dụng trong trạm 5G và xe tự lái sang quận Tsuen Wan, Hong Kong. Trong khi đó, sản xuất tinh thể thạch anh được sử dụng trong các linh kiện điện tử và máy móc liên quan sẽ tiếp tục tại một nhà máy ở Huệ Châu, đông nam Trung Quốc.

Ông Lee cho biết, thông qua xây dựng cơ sở sản xuất song song tại cả Hồng Kông và Trung Quốc, công ty ông sẽ giảm chi phí lao động, tăng sản lượng, duy trì chất lượng sản phẩm.

“Công ty chúng tôi hoạt động trong lĩnh vực công nghệ chứ không phải chính trị. Chúng tôi không muốn phải thay đổi thị trường. Vì vậy, bằng cách xây dựng chuỗi sản xuất tại Hồng Kông, chúng tôi sẽ cho thấy sự trung lập về chính trị”, ông Lee nói.

Hàng loạt các công ty sản xuất điện tử đã di dời dây chuyền sản xuất ra khỏi Trung Quốcvietnamconstruction.vn
Hàng loạt các công ty sản xuất điện tử đã di dời dây chuyền sản xuất ra khỏi Trung Quốc Ảnh: vietnamconstruction.vn

Ông Daniel Yick Ka-lei, Chủ tịch công ty điện tử Computime, cho biết, công ty của ông muốn đẩy mạnh chuỗi cung ứng và sản xuất thiết bị với thương hiệu riêng của mình. Ông Daniel cho biết ông đang tìm hiểu cơ hội hợp tác với các công ty ở Malaysia, Thái Lan, Việt Nam và Philippines. Dự kiến, công ty này sẽ chuyển 30% khối lượng sản xuất đồ điện tử ra khỏi thị trường Trung Quốc.

Khi được hỏi rằng nếu Mỹ - Trung đi đến một thỏa thuận thương mại, ông có thay đổi quyết định không, ông Yick cho biết, “chúng tôi sẽ di dời vĩnh viễn bởi vì bạn sẽ không bao giờ đoán được ông Trump sẽ làm gì. Chúng tôi không muốn bỏ tất cả trứng vào một giỏ”.

Đẩy mạnh phát triển thương hiệu “made in Hong Kong”

Xuất khẩu của Hồng Kông đã tăng nhanh trong hai thập kỷ qua nhờ sự tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc và mối quan hệ giữa hai bên ngày càng tốt hơn.

Hầu hết hàng xuất khẩu của Hồng Kông đang được nhập khẩu từ Trung Quốc. Bà Alicia Garcia-Herrero, nhà kinh tế trưởng châu Á-Thái Bình Dương tại Natixis cho biết, Hồng Kông dường như là bàn đạp cho xuất khẩu của Trung Quốc vào Mỹ.

Theo ông Louis Chan, trợ lý kinh tế tại Hội đồng Phát triển Thương mại Hồng Kông cho biết, thuế quan của Mỹ đối với hàng hóa Trung Quốc có thể ảnh hưởng tới 98% mặt hàng tái xuất của Hồng Kông sang Mỹ.

Vì vậy, các công ty Hồng Kông đang bắt đầu phát triển thương hiệu "Made in Hong Kong" của riêng mình khi chuỗi cung ứng toàn cầu đang thay đổi, ông Chan nói.

►Làn sóng dịch chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc sẽ tăng tốc?

►Nhiều công ty Mỹ đang dịch chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc

►HP, Dell và Microsoft cũng muốn dịch chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc

Nguồn SCMP


Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày