Thế giới

Nhà virus học Trung Quốc phủ nhận lý thuyết rò rỉ COVID trong phòng thí nghiệm

Phùng Mỹ Thứ Ba | 15/06/2021 20:55

Nhà virus học Trung Quốc Thạch Chính Lệ phủ nhận giả thuyết COVID-19 có nguồn gốc trong phòng thí nghiệm Vũ Hán. Ảnh: AFP.

Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ra lệnh cho các cơ quan tình báo điều tra nguồn gốc của đại dịch, bao gồm cả lý thuyết rò rỉ trong phòng thí nghiệm.
Nhà virus học Trung Quốc Thạch Chính Lệ phủ nhận giả thuyết COVID-19 có nguồn gốc trong phòng thí nghiệm Vũ Hán. Ảnh: AFP.

Tâm điểm của cuộc tranh luận

Theo The New York Times, đối với một nhóm các chính trị gia và nhà khoa học Mỹ, Tiến sĩ Thạch Chính Lệ là chìa khóa để cho thế giới biết liệu virus gây đại dịch COVID-19 tàn khốc có thoát ra từ một phòng thí nghiệm ở Trung Quốc hay không.

Tiến sĩ Thạch Chính Lệ là một trong những nhà virus học xuất sắc nhất Trung Quốc đang trở thành tâm điểm của những lời bàn tán trong cuộc điều tra về nguồn gốc COVID-19. Những nghiên cứu mới đây từ chính quyền Joe Biden và các yêu cầu bởi các nhà khoa học hàng đầu thế giới cho sự minh bạch của nguồn gốc đại dịch đã khiến kết luận của WHO dường như không còn đủ thuyết phục.

Các nhà khoa học thường đồng ý rằng chưa có bằng chứng trực tiếp nào hỗ trợ lý thuyết virus xuất phát từ phòng thí nghiệm. Nhưng giờ đây, nhiều người cho rằng giả thuyết đó đã vội vàng bị loại bỏ mà không có sự điều tra kỹ lưỡng và họ cũng chỉ ra một số vấn đề đáng lo ngại.

Viện Virus học Vũ Hán là nơi có một trong 2 phòng thí nghiệm An toàn sinh học Cấp độ 4 duy nhất ở Trung Quốc. Ảnh: AFP.
Viện Virus học Vũ Hán là nơi có một trong 2 phòng thí nghiệm An toàn sinh học Cấp độ 4 duy nhất ở Trung Quốc. Ảnh: AFP.

Một số nhà khoa học nói rằng: Tiến sĩ Lệ đã tiến hành các thí nghiệm mạo hiểm với virus Corona ở dơi trong các phòng thí nghiệm không đủ an toàn. Thông tin tình báo của Mỹ cho thấy: có những ca nhiễm COVID-19 sớm trong số các nhân viên khác nhau tại Viện Virus học Vũ Hán.

Trong một cuộc phỏng vấn qua email hiếm hoi sau đó, bà Lệ khẳng định những giả thuyết về việc virus lọt ra từ phòng thí nghiệm nơi mình làm việc, kể cả thông tin 3 đồng nghiệp của bà có thể đã bị mắc COVID-19 vào tháng 11.2019, là vô căn cứ.

Suy đoán dồn vào một câu hỏi trọng tâm: Phòng thí nghiệm nơi Tiến sĩ Lệ làm việc có phải là nơi chứa loại virus Corona mới trước khi đại dịch bùng phát không? Câu trả lời của bà Lệ là “không”.

Tiến sĩ Thạch Chính Lệ (thứ ba từ trái sang hàng đầu, cùng các đồng nghiệp từ Viện virus học Vũ Hán ngày 15.1.2020. Ảnh: The New York Times.
Tiến sĩ Thạch Chính Lệ (thứ ba từ trái sang hàng đầu, cùng các đồng nghiệp từ Viện virus học Vũ Hán ngày 15.1.2020. Ảnh: The New York Times.

Nhiều nhà khoa học muốn việc tìm kiếm nguồn gốc của virus vượt qua chính trị, biên giới và các thành tựu khoa học cá nhân.

“Không có gì phải cảm thấy tội lỗi hay hối hận. Đó là một cái gì đó vượt ra ngoài một nhà khoa học, một viện hay một quốc gia. Bất cứ ai có dữ liệu như thế này nên công bố nó”, nhà virus học David Relman tại Đại học Stanford khẳng định. Ông David Relman là đồng tác giả của một bức thư với chữ ký của 18 nhà khoa học, kêu gọi điều tra minh bạch của tất cả các kịch bản về nguồn gốc COVID-19. Bức thư kêu gọi các phòng thí nghiệm và cơ quan y tế mở hồ sơ của họ cho công chúng.

Tính minh bạch là quan trọng

Các thành viên của một nhóm từ Tổ chức Y tế Thế giới đến Viện Vũ Hán vào tháng 2. Ảnh: AFP.
Các thành viên của một nhóm từ Tổ chức Y tế Thế giới đến Viện Vũ Hán vào tháng 2. Ảnh: AFP.

Nhiều nhà virus học lập luận rằng virus Corona rất có thể đã lây từ động vật sang người trong môi trường bên ngoài phòng thí nghiệm. Nhưng không có bằng chứng trực tiếp về sự lây lan tự nhiên, nhiều nhà khoa học và chính trị gia đã kêu gọi một cuộc điều tra đầy đủ về lý thuyết rò rỉ trong phòng thí nghiệm.

Những người ủng hộ giả thuyết trong phòng thí nghiệm tuyên bố rằng: các nhà nghiên cứu tại Viện Virus học Vũ Hán có thể đã thu thập hoặc lai tạo virus Corona mới trong tự nhiên; cụ thể là trong hang dơi. Hoặc các nhà khoa học có thể đã tạo ra nó, một cách tình cờ hoặc do thiết kế. Trong cả hai trường hợp, virus có thể đã bị rò rỉ từ phòng thí nghiệm, có lẽ do lây nhiễm cho một công nhân.

Kết luận của nhóm điều tra WHO vào tháng 3 rằng rất khó xảy ra rò rỉ trong phòng thí nghiệm. Kết luận của họ được cho là vội vàng. Ngay cả người đứng đầu WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cũng cho rằng: “Tôi không nghĩ rằng đánh giá này đã đủ toàn diện”.

 

Tháng trước, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ra lệnh cho các cơ quan tình báo điều tra vấn đề nguồn gốc COVID-19, bao gồm cả giả thuyết trong phòng thí nghiệm. Hôm 13.6, các nhà lãnh đạo của các nền dân chủ lớn giàu nhất thế giới tại hội nghị thượng đỉnh G7 cũng đã thúc giục Trung Quốc tham gia một cuộc điều tra mới về nguồn gốc của COVID-19. Tổng thống Biden nói rằng ông và các nhà lãnh đạo khác đã thảo luận về việc tiếp cận các phòng thí nghiệm ở Trung Quốc.

Viện Virus học Vũ Hán có gần 300 nhân viên và là một trong 2 nơi có phòng thí nghiệm với cấp độ an toàn sinh học cao nhất tại Trung Quốc. Tiến sĩ Thạch Chính Lệ là người dẫn đầu nghiên cứu của viện về các bệnh truyền nhiễm mới nổi. Trong nhiều năm, bà đã cùng đồng nghiệp thu thập hơn 10.000 mẫu nghiên cứu từ loài dơi ở khắp Trung Quốc.

Bà Lệ (57 tuổi) có bằng tiến sĩ tại Đại học Montpellier (Pháp) vào năm 2000 và bắt đầu nghiên cứu loài dơi từ năm 2004 sau đại dịch SARS. Năm 2011, bà đạt bước đột phá khi phát hiện dơi trong hang động tại tây nam Trung Quốc mang virus Corona, tương tự như virus gây SARS.

Những năm gần đây, Tiến sĩ Lệ bắt đầu thử nghiệm biến đổi gen virus Corona trên loài dơi để tìm hiểu cách hoạt động của chúng.

Có thể bạn quan tâm:

Sự thật đằng sau phòng thí nghiệm Vũ Hán


Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày