Thế giới

Nông dân châu Á không thể đáp ứng đủ nhu cầu lương thực khu vực

Thiên Bình Thứ Hai | 06/11/2017 10:56

Nikkei

Theo CEO Rabobank, nhu cầu về thực phẩm của Châu Á vẫn đang tăng lên rất nhiều, vì người dân ngày càng giàu có hơn, trang Nikkei cho hay.
Nikkei

Theo ngân hàng Rabobank của Hà Lan, người dân châu Á có thể trở nên giàu có hơn, nhưng tiền  không thể giúp họ mua được tất cả những gì mình cần vì khu vực này đang thiếu đất canh tác và năng suất nông nghiệp thấp.

Bà Diane Boogaard, CEO của Rabobank Asia nói với Nikkei rằng: "Mặc dù sự tăng trưởng dân số chậm lại khá nhiều ở Trung Quốc, nhưng nhu cầu về thực phẩm vẫn đang tăng lên rất nhiều, vì người dân ngày càng giàu có hơn"

Bà lưu ý rằng Châu Á hiện không có đủ đất đai để trồng và cung cấp đủ lương thực cho nhu của tầng lớp trung lưu châu Á, mặc dù khu vực này có các quốc gia sản xuất gạo lớn nhất trên thế giới, như Trung Quốc, Ấn Độ và Indonesia.

Ba phần tư nông dân trên thế giới tập trung ở Châu Á nhưng diện tích đất canh tác trên đầu người tại khu vực này là dưới 1 hecta. So sánh với mức 5 ha/người ở Mỹ, bà Boogaard cho rằng vấn đề này càng trầm trọng hơn do năng suất thấp và không được áp dụng công nghệ tiên tiến.

Bà Boogaard cho biết: "Đất bị suy thoái do sử dụng quá mức. Một phần điều này là do nông dân không được sử dụng các kỹ thuật công nghệ tốt nhất."

Bà nói thêm: "Đây là ví dụ điển hình cho câu chuyện con gà và quả trứng. Nếu một nông dân không áp dụng các phương pháp canh tác tốt nhất, đó là vì họ quá nghèo".

Bà chỉ ra rằng rất nhiều nông dân trong khu vực là những hộ nông dân nhỏ hoặc canh tác trên các thửa ruộng đi thuê. Nếu không có quyền sử dụng đất, nông dân không có gì để sử dụng làm tài sản bảo đảm để vay vốn, điều rất quan trọng để nâng cao năng suất.”

Boogaard nói: "Bạn cần vốn để đầu tư vào hạt giống tốt, công nghệ tốt, và cả máy móc nữa. Hiện tại, người nông dân quá nghèo và đang sử dụng quá mức đất đai vì năng suất lao động quá thấp."

Theo ông Boogaard, những nỗ lực này kết hợp với lời kêu gọi của Liên hiệp quốc nhằm nâng cao sản lượng lương thực lên 60% vào năm 2050, trong khi giảm 50% tác động tới môi trường. Các hoạt động nông nghiệp gây ra khoảng ¼ tổng lượng phát thải khí nhà kính hàng năm trên thế giới.

Ông Boogaard nói thêm: "Chúng tôi sẽ tiến hành nhiều hoạt động hơn nữa để tiếp cận nông dân", ông Boogaard nói thêm rằng nông nghiệp đô thị và an toàn thực phẩm là mục tiêu của Rabobank ở Châu Á.

Vào tháng 10, ngân hàng chuyên cho vay trong lĩnh vực lương thực và nông nghiệp có trụ sở tại Utrecht,  đã cùng với Tổ chức Môi trường Liên hợp quốc, đưa ra một sáng kiến toàn cầu trị giá 1 tỷ USD gọi là "Kickstart Food" với hy vọng giải quyết các vấn đề liên quan đến lương thực như suy thoái đất, lãng phí sản phẩm, giá nông sản không ổn định, và suy dinh dưỡng.

Trong chương trình ba năm, Rabobank sẽ giúp thúc đẩy công nghệ nông nghiệp ở các khu vực kém phát triển hơn bằng cách cung cấp các gói tài trợ tài chính.  Rabobank khuyến khích khách hàng từ khắp nơi trên thế giới để chia sẻ bí quyết kỹ thuật của họ. Đồng thời, ngân hàng này cũng đang tìm cách thúc đẩy các cải tiến lương thực và nông nghiệp bằng cách tài trợ cho các start-up.

Nguồn Nikkei


Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày